Rechercher dans ce blog

Tuesday, February 1, 2022

Chủ BOT Pháp Vân than khó vì không có 200, 500 đồng trả lại cho khách - Zing

Trước yêu cầu giảm thuế VAT trong giá vé dịch vụ đường bộ từ 1/2, một số doanh nghiệp dự án than khó vì thời gian chuẩn bị quá gấp và khó làm tròn giá tiền.

Chỉ còn vài giờ nữa là đến mốc 0h ngày 1/2 - thời điểm giao thừa năm âm lịch, đồng thời là mốc áp dụng chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% theo Nghị quyết 15 của Chính phủ.

Chính sách này tác động trực tiếp đến biểu giá thu phí dịch vụ đường bộ trên cả nước. Tổng cục Đường bộ đang chỉ đạo các nhà đầu tư BOT đường bộ khẩn trương cập nhật công nghệ để áp dụng biểu giá mới theo thời gian đã được ấn định.

giam phi BOT Phap Van - Cau Gie anh 1

Trạm thu phí Thường Tín trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Trao đổi với Zing chiều 31/1, ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc BOT cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cho biết doanh nghiệp vừa nhận được chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ về việc phối hợp với Công ty TNHH Thu phí tự động VETC để điều chỉnh giảm 2% thuế VAT trong giá vé dịch vụ đường bộ.

"Yêu cầu quá gấp, sáng nay (31/1 - PV) chúng tôi mới nhận được, trong khi vé in cả rồi. Nhưng trên yêu cầu thì chúng tôi vẫn phải chấp hành và cố gắng hoàn thành", ông Khôi chia sẻ.

Nhà đầu tư BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ khẳng định việc điều chỉnh biểu giá trên hệ thống thu phí không dừng (ETC) sẽ được hoàn tất trước 0h ngày 1/2. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp băn khoăn là việc thanh toán với tài xế sử dụng tiền mặt.

Hiện, mỗi tài xế xe con phải trả tối đa 35.000 đồng khi đi hết cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Theo ông Khôi, nếu áp dụng mức giảm 2% thuế VAT thì tài xế được hoàn lại khoảng 700 đồng. Với đoạn ngắn nhất là 10 km (từ Pháp Vân đến Thường Tín), tài xế được giảm 200 đồng.

"Chúng tôi không có 200 đồng hay 500 đồng để trả lại cho khách. Nếu khách dùng dịch vụ thu phí không dừng thì còn có thể thanh toán sòng phẳng", lãnh đạo BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ chia sẻ, đồng thời cho biết đã báo cáo lại Tổng cục Đường bộ về yếu tố bất cập này.

Trong khi một số doanh nghiệp BOT đang phối hợp cùng đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng để áp dụng biểu giá thu phí mới cho tài xế, đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết doanh nghiệp chưa thể cập nhật ngay lập tức biểu phí mới tại 4 tuyến cao tốc đang quản lý gồm Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Vị này cho biết VEC không thể tự thay đổi biểu giá theo mức giảm thuế VAT mà sẽ phải báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ để xin chỉ đạo.

Trước đó, ngày 28/1, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% từ 1/2. Theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giá dịch vụ đường bộ được áp dụng chính sách mới này.

Chính sách mới được ban hành vào ngày 28/1, chỉ 4 ngày trước thời hạn thực thi (1/2) khiến cho Tổng cục Đường bộ lẫn các nhà đầu tư BOT, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thu phí không dừng (VETC, VDTC) phải gấp rút cập nhật hệ thống, điều chỉnh biểu giá thu cho từng loại phương tiện.

Tài xế được giảm thuế VAT khi qua trạm thu phí từ mùng 1 Tết Nhâm Dần

Đại diện Tổng cục Đường bộ cho biết các trạm thu phí giao thông sẽ phải đồng loạt giảm mức tiền thu của tài xế từ ngày 1/2 theo chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%.

giảm phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ thu phí BOT đường bộ Tổng cục Pháp Vân - Cầu Giẽ VAT

Adblock test (Why?)


Chủ BOT Pháp Vân than khó vì không có 200, 500 đồng trả lại cho khách - Zing
Read More

Monday, January 31, 2022

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có cuộc cách mạng trong nông nghiệp' - VnExpress

90% nông sản Việt xuất khẩu ở dạng thô, doanh nghiệp nước ngoài nhập về chế biến thành thương hiệu của họ. VnExpress phỏng vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan về việc gỡ khó và định vị thương hiệu nông sản.

- Những ngày cuối năm, hàng nghìn xe nông sản vẫn ùn ở cửa khẩu chờ xuất qua Trung Quốc. Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra giải pháp gì để hỗ trợ người dân?

- Việc ùn ứ xe nông sản ở cửa khẩu không phải bây giờ mới có, nhưng năm nay tình trạng căng thẳng nhất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương đã khuyến cáo hạn chế, điều tiết đưa hàng lên cửa khẩu, đồng thời điện đàm với phía Trung Quốc để đàm phám mở cửa, tăng thời gian thông quan.

Chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng xem xét các chính sách ưu tiên theo kiến nghị của địa phương như khử khuẩn, kiểm tra hàng hóa; hỗ trợ địa phương đầu tư hạ tầng cửa khẩu, kho bãi, trung tâm trung chuyển, logistic, bảo quản nông sản.

Các địa phương cần nhanh chóng rà soát, khảo sát, thiết lập vùng đệm hàng hóa trao đổi với Trung Quốc để quản lý, kiểm soát chặt tình hình dịch Covid-19, cách ly người và hàng hóa mắc Covid-19 ngay tại đầu vùng đệm, không để phát hiện ở điểm giáp biên dẫn đến "đóng biên tức thời".

Nhìn những xe nông sản phải hạ xuống bán tại chỗ với giá rẻ, hoặc đổ bỏ để quay đầu, tôi rất đau xót. Vừa qua, sau khi có điện đàm giữa Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Trung Quốc, hai bên đã phối hợp tốt hơn. Hy vọng tình trạng ùn ứ sẽ giảm dần trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Giang Huy

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Giang Huy

- Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu khiến nhiều tài xế, thương lái phải đổ bỏ. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

- Ý tưởng về một tổ hợp đa chức năng ở cửa khẩu để tập kết, bảo quản, sơ chế, bao gói phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã được chúng tôi đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng. Nếu không có một trung tâm giao dịch nông lâm thủy sản đa chức năng thì dễ dẫn đến tình trạng càng sản xuất, càng rủi ro lớn do hàng hóa bị ùn ứ, không tiêu thụ được như đang diễn ra.

Với sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trao đổi với tỉnh Quảng Ninh, cùng các bộ, ngành liên quan để có thể sớm triển khai dự án Trung tâm Giao dịch hàng hóa, nông, lâm, thủy sản châu Á - Thái Bình Dương tại thành phố Móng Cái, theo hình thức xã hội hóa. Mức độ hiệu quả của dự án sẽ là cơ sở để cân nhắc, xem xét triển khai các tổ hợp tương tự tại Lạng Sơn, Lào Cai...

Tổ hợp đa chức năng này góp phần quan trọng giúp phát triển kinh tế biên giới, vừa quản lý thị trường, tổ chức lại đội ngũ tham gia bốc xếp, vừa là khu vực cho doanh nghiệp đưa hàng hóa đến bảo quản, đóng gói, chế biến... Thậm chí, khâu kiểm dịch hàng hóa từ các đơn vị chuyên môn Trung Quốc có thể được thực hiện một lần duy nhất tại đây. Các hàng hóa đủ điều kiện sẽ không phải kiểm dịch hai chiều như hiện nay, vừa phức tạp, vừa tốn thời gian.

Ngoài các biện pháp ngắn hạn trên, quan trọng nhất vẫn là hệ thống cơ chế, chính sách lâu dài. Trong đó, có kết nối đa ngành và phối hợp liên ngành, từ sản xuất, chế biến, vận tải, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa đến quản lý xuất nhập khẩu.

- Dự tổng kết công tác năm 2021 của ngành Nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu đa dạng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy chính ngạch vì "không thể mãi trông chờ vào đường mòn lối mở". Bộ sẽ triển khai yêu cầu này thế nào?

- Xuất khẩu chính ngạch được xác định là giải pháp bền vững trong giao thương với Trung Quốc. Các doanh nghiệp, thương nhân đang dần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức này (mua bán theo hợp đồng với các điều kiện giao dịch cụ thể, chi tiết, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính...). Thực tế cho thấy, trong những thời điểm khó khăn nhất, xuất khẩu chính ngạch ít nhiều vẫn được bảo đảm, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp sẽ tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để hướng dần tới chính ngạch. Vấn đề này cần kiên trì, vì muốn chính ngạch phải tổ chức lại nông sản trong vùng nguyên liệu, chứ không phải để lên biên giới rồi mới phân nhóm chính ngạch, tiểu ngạch.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ phân tích kịp thời thông tin thị trường, bao gồm: Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định thông quan hàng hóa, mùa vụ thu hoạch những nông sản Trung Quốc có thể sản xuất được. Bộ cũng tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch để giảm thiểu rủi ro.

Hiện nay, dù nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất, nhưng các thị trường khác cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Trong đó, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.

Chúng tôi cũng đang dự thảo đề án đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản dựa trên lợi thế từ các hiệp định thương mại với Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EVFTA), Anh (UKVFTA)...

Thanh long chín trong vườn của ông Nguyễn Luân, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, ngày 30/12/2021. Ảnh: Việt Quốc

Thanh long chín trong vườn của ông Nguyễn Luân, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, ngày 30/12/2021. Ảnh: Việt Quốc

- Muốn vươn sâu, vươn xa đến các thị trường khó tính, nông sản Việt Nam phải đạt nhiều tiêu chuẩn về chất lượng, không chỉ ngon, đẹp mà còn đảm bảo dư lượng bảo vệ thực vật cho phép. Ngành Nông nghiệp sẽ thúc đẩy việc đạt chuẩn nông sản như thế nào?

- Đúng là thị trường các nước phát triển đòi hỏi chất lượng nông sản rất cao. Khi bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ, một trong những điều kiện mà họ đòi hỏi là quy trình sản xuất đảm bảo theo yêu cầu từ giống, trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại, đảm bảo lượng nhất định chất bảo quản, tồn dư chất bảo vệ thực vật trong hoa quả.... Chuyên gia của họ sẽ sang kiểm tra, đánh giá và cấp mã số vùng trồng.

Không chỉ thị trường Mỹ, EU, mà tại thị trường Trung Quốc cũng yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa. Vì vậy, chúng tôi sẽ đến từng địa phương để hướng dẫn chuẩn hóa vùng nguyên liệu, thay đổi cả tập quán, thói quen chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao chất lượng, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, mã vùng trồng, mã vùng nuôi, đóng gói...

Cần có một cuộc cách mạng trong từng địa phương, đồng ruộng, người nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng với cơ quan liên quan, Tham tán thương mại của các nước tại Việt Nam xây dựng đề án chuẩn hóa vùng nguyên liệu để xuất khẩu qua từng thị trường. Các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ngoại giao, cùng cơ quan tham tán nước ngoài cũng thành lập liên minh của những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang các thị trường để cùng ngồi lại, thảo luận chiến lược xuất khẩu nông sản.

Muốn tiếp cận thị trường nào thì cần nghiên cứu thói quen tiêu dùng của người dân ở đó, như người Trung Quốc rất thích thanh long ruột đỏ của Việt Nam nhưng một số nước khác lại thích thanh long ruột trắng. Từ đó, tìm cách để chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Có chuyên gia cho rằng Việt Nam xuất khẩu nông sản rất nhiều, nhưng dường như các sản phẩm vẫn "vô danh". Ông nghĩ sao về ý kiến này?

- Việt Nam hiện có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn một tỷ USD như cà phê, gạo, điều, thủy sản, cao su, rau quả, gỗ và đồ gỗ... Tuy nhiên, so với tiềm năng, số lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn khá ít, do chất lượng sản phẩm không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.

Năm 2019, gạo ST25 được trao giải gạo ngon nhất thế giới sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi World's Best Rice. Cà phê Tây Nguyên, gạo Cần Thơ, dứa Đồng Giao, nhãn Ido, xoài Cát Chu, tiêu Phú Quốc, chuối Lào Cai, chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương... là những nông sản Việt được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng.

Như vậy nói "vô danh" thì có phần chưa chính xác, nhưng đây cũng là điều mà tôi trăn trở. Chúng ta xuất khẩu nhiều, nhưng 90% số đó lại ở dạng thô, sau khi nhập về thì doanh nghiệp nước ngoài chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ. 80% lượng nông sản của chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu, không logo, nhãn mác.

Tôi muốn nông sản Việt Nam phải được định vị, không thể mãi vô danh được. Muốn vậy, nông dân phải coi nông sản, thực phẩm không chỉ là sản phẩm thô mà cần được chuyển tải câu chuyện văn hóa, cảm xúc, hình ảnh. Cá nhân, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề về pháp lý, thương mại hóa, quy định quốc tế... để bảo đảm quyền lợi khi tham gia "sân chơi", thị trường toàn cầu.

Hoàng Thùy

Adblock test (Why?)


Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có cuộc cách mạng trong nông nghiệp' - VnExpress
Read More

Vượt mặt Apple, Samsung là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới - Zing

Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc giành ngôi đầu khi bán ra 270 triệu thiết bị trong năm qua.

Theo CNBC, Samsung đã giành ngôi quán quân về doanh số smartphone trong năm 2021. Số liệu của công ty nghiên cứu International Data Corporation (IDC) cho thấy hãng đã xuất xưởng 272 triệu thiết bị trong năm qua, chiếm đến 20% thị phần toàn cầu.

Xếp ngay sau Samsung là Apple với tổng lượng máy xuất xưởng là 235,7 triệu smartphone. Xiaomi (191 triệu chiếc), Oppo (133,5 triệu chiếc) và Vivo (128,3 triệu chiếc) lần lượt là những thương hiệu góp mặt trong top 5.

Số liệu của Counterpoint Research có đôi chút khác biệt về con số, nhưng vị trí 5 hãng dẫn đầu vẫn giữ nguyên. Samsung vẫn chiếm ngôi vị đầu bảng với 271 triệu thiết bị, trong khi đó Apple đạt 235,7 triệu chiếc. Con số của Xiaomi, Oppo và Vivo lần lượt là 190 triệu, 143,2 triệu và 131,3 triệu smartphone.

Apple, Samsung, smartphone, 2021 anh 1

Samsung vẫn giữ ngôi đầu về smartphone, dù nhiều nhà máy của hãng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. Ảnh: Reuters.

Theo IDC, các hãng sản xuất điện thoại đã xuất xưởng 1,35 tỷ smartphone trong năm vừa qua, tăng 5.7% tổng sản phẩm so với năm ngoái.

Tuy nhiên, những hạn chế trong chuỗi cung ứng đã khiến cho lượng hàng trong quý 4 cuối năm sụt giảm so với cùng kỳ năm trước đó, theo Cnet.

“Thiếu hụt nguồn cung và các linh kiện đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thị trường điện thoại thông minh kể từ quý II/2021. Vấn đề này có thể sẽ còn tiếp diễn trong năm 2022 tới đây”, Ryan Reith, Phó chủ tịch IDC cho hay.

Cũng theo công ty phân tích dữ liệu, nhu cầu về điện thoại gập và công nghệ 5G đã tăng trưởng đáng kể.

Những con số trên đã đánh dấu lần đầu tiên trong 4 năm qua, kể từ 2017, thị trường smartphone sôi động trở lại, đặc biệt là với lượt bán ra vượt trội của Apple, Counterpoint nhận định.

“Sự trở lại của thiết bị điện thoại di động trong năm vừa qua là nhờ nhu cầu mua smartphone dồn nén xuyên suốt dịch Covid-19”, Harmeet Singh Walia, nhà phân tích cấp cao tại Counterpoint cho biết.

Ngoài ra, theo ông, nhu cầu này còn bị chi phối bởi Táo Khuyết đã cho ra mắt thiết bị 5G đầu tiên của hãng, iPhone 12.

Apple, Samsung, smartphone, 2021 anh 2

Apple là thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc trong quý IV/2021 sau 6 năm nhờ iPhone 13. Ảnh: PhoneArena.

“Thị trường toàn cầu lẽ ra sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn nếu không có vấn đề về lượng cung ứng. Các nhãn hàng lớn đã giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện tốt hơn vì đã giành được thị phần tại các thương hiệu lâu năm”, nhà phân tích kết luận.

Cũng trong báo cáo của Counterpoint Research, các chuyên gia cho rằng ngành điện thoại thông minh trong năm 2022 có triển vọng tăng trưởng nếu tình hình dịch bệnh ổn định và giải quyết tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng trong giữa năm.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cũng dự đoán tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ kéo dài đến cuối năm, thậm chí là sang năm 2023.

Apple là tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất toàn cầu

Tập đoàn công nghệ lập kỷ lục với giá trị thương hiệu cao nhất từ trước tới nay.

Apple Samsung smartphone 2021 Apple iPhone Samsung nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới điện thoại thị trường

Adblock test (Why?)


Vượt mặt Apple, Samsung là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới - Zing
Read More

Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Người Lao Động

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, ngày 31-1, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 30-1 đến 16 giờ ngày 31-1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 12.674 ca nhiễm mới. Có 37 ca nhập cảnh và 12.637 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.019 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.517 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.728), Đà Nẵng (877), Bắc Ninh (781), Hải Phòng (552), Nam Định (474), Thanh Hóa (432), Hải Dương (404), Quảng Nam (403), Hưng Yên (381), Bình Định (355), Phú Thọ (348), Nghệ An (343), Bắc Giang (340), Kon Tum (288), Thái Bình (266), Vĩnh Phúc (260), Hòa Bình (235), Thái Nguyên (227), Thừa Thiên Huế (207), Lâm Đồng (198), Bình Phước (189), Ninh Bình (180), TP HCM (166), Hà Nam (159), Quảng Ninh (148), Tây Ninh (111), Cà Mau (99), Quảng Bình (96), Kiên Giang (94), Sơn La (91), Hà Giang (87), Bến Tre (87), Quảng Trị (85), Phú Yên (79), Tuyên Quang (75), Yên Bái (70), Khánh Hòa (62), Quảng Ngãi (61), Lào Cai (58), Bắc Kạn (57), Điện Biên (53), Đắk Nông (51), Bình Thuận (51), Vĩnh Long (41), Bạc Liêu (41), Lai Châu (34), Hậu Giang (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (26), Trà Vinh (25), Cao Bằng (21), Bình Dương (21), An Giang (20), Đồng Tháp (18), Ninh Thuận (18), Long An (14), Cần Thơ (12), Đồng Nai (8 ).

Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (197), Hà Nội (196), Phú Yên (99).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Kon Tum (288), Hải Dương (127), Bắc Giang (71).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 14.792 ca/ngày.

Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại TP HCM (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.275.727 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.058 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.268.708 ca, trong đó có 2.019.633 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (513.892), Bình Dương (292.879), Hà Nội (131.518), Đồng Nai (99.889), Tây Ninh (88.179).

Trong ngày, có 4.835 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.022.450 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.620 ca.

Trong ngày, cả nước ghi nhận 109 ca tử vong tại: TP HCM (4), trong đó có 1 ca từ Long An chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (20), Vĩnh Long (8), Hậu Giang (6), Kiên Giang (6), Tây Ninh (6), Đồng Tháp (5), Bình Định (4), Bình Dương (4), Hải Phòng (4), Sóc Trăng (4), TP Hồ Chí Minh (4), Bình Thuận (3), Cà Mau (3), Đắk Nông (3), Lâm Đồng (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bình Phước (2), Đà Nẵng (2), Đồng Nai (2), Khánh Hòa (2), Thái Bình (2), Thừa Thiên Huế (2), An Giang (1), Hải Dương (1), Lạng Sơn (1), Long An (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Quảng Bình (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Ninh (1), Tiền Giang (1), Trà Vinh (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 128 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.777 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Từ 27-4-2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.204.634 mẫu tương đương 77.211.793 lượt người, tăng 21.577 mẫu so với ngày trước đó.

Ngày 30-1 có 159.885 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 181.280.001 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.059.864 liều, tiêm mũi 2 là 74.137.789 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.082.348 liều.

Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Ảnh 2.
D.Thu

Adblock test (Why?)


Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Người Lao Động
Read More

Sunday, January 30, 2022

[unable to retrieve full-text content]



Read More

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - Báo Thanh Niên

Theo ghi nhận của Thanh Niên, mới 17 giờ nhưng trên đường Hồ Thị Kỷ và đường Trần Bình Trọng (P.1, Q.10, nằm trong chợ hoa) đã kẹt cứng người và xe qua lại, đa phần là người đi mua hoa Tết. Tiếng cười nói rộn ràng, tiếng còi xe inh ỏi, tiếng rao của người bán hoa làm cho khu chợ bừng lên sinh khí mà lâu lắm rồi, kể từ khi dịch Covid-19 ập tới, nhiều người mới được thấy trở lại.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 1

Dòng người chen chân tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ chiều 28 tháng Chạp

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 2

Đây là ngày cao điểm khách đổ về chợ hoa lớn nhất Sài Gòn

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 3

Người xe chen chúc nhau

cao an biên

“Cúc lưới đây mấy anh chị ơi! Cúc lưới đây! Tươi không cần tưới luôn!”, chị Ngọc Tuyền (37 tuổi, chủ vựa hoa Ngọc Tuyền) vừa chào mời vừa tư vấn cho hàng chục người đứng trước cửa hàng lựa hoa. Theo chị, hôm nay là ngày chợ hoa đón khách đông nhất trong dịp Tết năm nay. Nhìn ra con đường kẹt cứng người và xe, chị nói: “Những hôm trước khách bắt đầu đông rồi, nhưng làm sao bằng hôm nay được, tăng gấp đôi luôn. Hôm qua không kẹt, chứ hôm nay kẹt hết con đường Trần Bình Trọng luôn. Khách đông, bán được nên mừng lắm”, chị nói.

Cùng 1 chợ hoa tết Sài Gòn: Đào bán chạy như ‘tôm tươi', người bán mai rầu rĩ vì ế ẩm

Kinh nghiệm 12 năm bán hoa tại chợ, biết hôm nay là ngày cao điểm đón khách nên chị Tuyền nhập về 200 thùng cúc, mỗi thùng 80 bó. So với năm ngoái giá 30.000 đồng/bó, năm nay chị bán với giá 50.000 đồng/bó 10 bông do giá hoa dịp này tăng cao. Chị dự đoán tối nay phải bán tới tận khuya vì càng về tối khách càng đổ về chợ đông hơn.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 4

Chị Mai Linh (27 tuổi, Q.10) và chị Thuận Vi (25 tuổi, Q.10) hẹn nhau chiều nay ra chợ để mua hoa về trang trí cho gia đình dịp Tết. Đến chợ hoa Hồ Thị Kỷ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán đã trở thành thói quen suốt 4 năm qua của cả hai. "Tụi mình mua được 2 bó hoa, quá đẹp luôn, mỗi bó 200.000 đồng. Năm nay người đông quá, do dịch nên không bằng năm ngoái nhưng vẫn rất là đông luôn. Không biết lát sao chen ra được đây", chị Vi cười nói.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 5

Hoa tươi hút khách

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 6

Cửa hàng hoa Bích Phượng của bà Phượng (54 tuổi, bán hoa 25 năm tại chợ) chiều nay đông khách. Bà cho biết cửa hàng hoa của mình trong hẻm, tuy nhiên những ngày này là cao điểm khách đến nên bà thuê hẳn một sạp ngoài đường chính để bán. Nhìn khách đến mua nườm nượp, bà vui mừng cho biết đây là dấu hiệu chợ hoa hồi sinh sau đại dịch.

cao an biên

Cùng chồng đến chợ mua hoa ngày 28 Tết, chị Lê Thị Tú Trinh (38 tuổi, Q.Tân Bình) phải mất gần 1 tiếng mới có thể chọn được hoa và thoát ra khỏi dòng người chen chúc nhau. Hôm nay, chị mua một bó cúc lưới và hoa ly, chừng 200.000 đồng. Chị Trinh tâm sự gần 5 năm nay, hầu như Tết nào chị cũng ghé chợ hoa để mua vì ở đây đa dạng về mẫu mã cũng như chị cảm nhận được không khí Tết ở Sài Gòn.

“Đông người quá, đông hơn so với sự tưởng tượng của mình dù đã quen với việc chợ hoa này kẹt cứng vào mỗi dịp cuối năm. Nhưng không sao, đông vậy thì vui, cho thấy Sài Gòn mình đang hồi sinh mạnh mẽ sau dịch. Nhưng vì sợ đông nên tôi nhắn chồng đợi ở ngoài kia, chắc ổng cũng đang chờ”, nói xong chị vội vã len vào dòng người rời chợ.

Hơn 18 giờ 30 phút, người dân đến chợ hoa ngày càng đông đúc hơn. Khách thì vui vì được mang về nhà một bó hoa ưng ý, người bán thì cười tít mắt vì Tết này “ấm” hơn sau một năm tan tác vì Covid-19.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 7

Bà Nguyễn Ngọc Tú Khuyên (39 tuổi, Q.Gò Vấp) cùng cháu trai tới chợ mua hoa trang trí Tết. Trong lúc chờ cháu đang mua thêm một số loại hoa khác, bà tâm sự hôm nay dự định mua 4 triệu đồng tiền hoa. "Ra chợ hoa Hồ Thị Kỷ mỗi dịp Tết đã trở thành thông lệ của tôi 10 năm qua. Không ra đây là không thấy hết được vẻ đẹp của Tết Sài Gòn đâu", bà nói

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 8

Hoa cúc lưới, hoa ly... được nhiều người chọn mua

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 9

Đường Trần Bình Trọng đông nghẹt khách tới mua hoa, người và phương tiện chen chúc, rất khó di chuyển

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 10

Bà Nguyễn Thị Thu (60 tuổi) có thâm niên 25 năm kinh doanh tại chợ hoa này cho biết những ngày trước, bà chủ yếu nhập bông cúc vạn thọ về bán cho dịp 23 tháng Chạp. Sau đó, bà tiếp tục nhập cúc lưới, hoa ly về bán cho năm mới. "Bán được lắm, cũng may là trời thương. Mong mai nữa là bán hết luôn để ăn Tết cho ngon", bà hy vọng.

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 11

Nhiều người vui mừng vì chọn được các loại hoa ưng ý

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 12
28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 13

Người đi chợ mang về những bó hoa ưng ý cho ngày Tết, người bán thì mừng vì buôn bán được dịp cuối năm

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 14

Càng về tối, chợ hoa càng đông

cao an biên

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - Báo Thanh Niên
Read More

Sát Tết, các trụ ATM giao dịch thưa thớt - Người Lao Động

Chuyện hiếm thấy ở các trụ ATM ngày giáp Tết - Ảnh 1.

Nhu cầu rút tiền ATM gần Tết Âm lịch giảm mạnh

Khảo sát tại TP HCM trong các ngày gần Tết Âm lịch, hầu hết các máy ATM đều đáp ứng nhu cầu giao dịch, tình trạng chủ thẻ xếp hàng rút tiền rất ít khi xảy ra.

Nếu dịp Tết các năm trước, 4 máy ATM của Vietcombank trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 luôn tấp nập khách hàng thì năm nay số lượng người giao dịch rất ít. 

Tương tự, ATM của nhiều ngân hàng đặt tại Khu công nghiệp Tân Bình, Khu chế xuất Tân Thuận, các trung tâm thương mại… số lượng người chờ đến lượt rút tiền cũng không nhiều. Còn ATM nằm dọc theo một số đường phố lớn ở TP HCM thì có nhiều thời điểm vắng bóng người rút tiền.

Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Anh Tuấn (quận Phú Nhuận) tiết lộ với việc sử dụng 3 thẻ ngân hàng và 2 tài khoản cá nhân, anh thường xuyên thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống online của ngân hàng. "Còn trường hợp mua hàng trực tiếp thì tôi chọn các điểm mua sắm có thể chuyển khoản hoặc thanh toán qua thẻ để tránh tiếp xúc, lây lan dịch bệnh nên gần 1 năm qua gần như không có nhu cầu rút tiền tại ATM. Thậm chí khi trả tiền dịch vụ hớt tóc 200.000 đồng, tôi chuyển khoản cho chủ tiệm là xong"- anh Tuấn, nói.

Đại diện của Vietcombank cho hay từ đầu năm 2021 đến nay giao dịch tại ATM của Vietcombank giảm 10%. Trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần, nhu cầu rút tiền của khách hàng năm nay không nhiều như các năm trước, hoạt động tiếp quỹ trong các ngày gần đây của Vietcombank diễn ra bình thường. Ngay cả các khu công nghiệp, nhu cầu rút tiền cũng chỉ tăng nhẹ, thay vì tăng gấp 3 - 4 lần như những năm chưa xảy ra dịch bệnh.

Nhiều ngân hàng thương mại khác cũng cho biết dịp Tết năm nay, tần suất tiếp quỹ ATM cũng giảm mạnh. Nếu các năm trước ngân hàng phải tiếp quỹ ATM 2-3 lần/ngày thì nay chỉ tiếp quỹ một lần/ngày.

Trong khi ATM vắng khách thì những ngày qua, các ngân hàng cho biết tần suất giao dịch online tăng rất mạnh khiến các app ngân hàng thường xuyên bị lỗi dẫn đến việc chuyển tiền online có khi bị tắc nghẽn. Điều này cho thấy người tiêu dùng tập trung giao dịch không tiền mặt. Nhu cầu rút tiền tại ATM sụt giảm là tất yếu.

Chuyện hiếm thấy ở các trụ ATM ngày giáp Tết - Ảnh 2.

Người tiêu dùng tập trung thanh toán không tiền mặt, giao dịch tại các trụ ATM thưa thớt trong dịp Tết Nhâm Dần 2022

Bà Nguyễn Thị Hồng Quyên - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) - cho hay năm 2021, tổng số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống NAPAS tăng trưởng 94% về số lượng giao dịch và 131% về giá trị giao dịch so với năm 2020. Đặc biệt, giao dịch rút tiền mặt ATM được xử lý qua hệ thống NAPAS trong năm 2021 giảm 5% so với năm trước, phản ánh sự chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ của thanh toán không dùng tiền mặt.

Lãnh đạo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết nhu cầu rút tiền mặt tại ATM vào dịp Tết năm nay không lớn như mọi năm. Nguyên chủ yếu là do Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của người dân. Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán điện tử, từ hệ thống ATM sang các hệ thống thanh toán khác như thanh toán 24/7, điểm thanh toán chấp nhận thẻ, thanh toán bằng di động…

"Hiện nay Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) có thể thực hiện được khối lượng giao dịch rất lớn, mỗi ngày có thể lên tới 7 triệu giao dịch chuyển mạch"- vị lãnh đạo Vụ Thanh toán cho biết thêm.

Tin - ảnh: Thy Thơ

Adblock test (Why?)


Sát Tết, các trụ ATM giao dịch thưa thớt - Người Lao Động
Read More

Chủ BOT Pháp Vân than khó vì không có 200, 500 đồng trả lại cho khách - Zing

Trước yêu cầu giảm thuế VAT trong giá vé dịch vụ đường bộ từ 1/2, một số doanh nghiệp dự án than khó vì thời gian chuẩn bị quá gấp và khó là...