Rechercher dans ce blog

Monday, May 31, 2021

Ca Covid-19 tại Bắc Giang giảm một nửa - VnExpress

So với lần lấy mẫu xét nghiệm đầu tiên, số ca dương tính Covid-19 hiện giảm một nửa, theo GS Lê Thị Quỳnh Mai, Viện phó Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

"Dự báo số ca dương tính tiếp tục giảm sâu trong lần lấy mẫu thứ ba. Nhìn chung số F0 ở các điểm nóng có xu hướng giảm", GS Mai nói tại cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chiều 31/5.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cũng nhận định điểm nóng huyện Việt Yên "đã có những chuyển biến rõ nét và theo chiều hướng kiểm soát tốt". Biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 tại đây đang phát huy tác dụng. Tỉnh đã đảm bảo điều trị kịp thời F1 chuyển thành F0.

Huyện Việt Yên tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm PCR tại khu vực có nguy cơ cao là xã thôn Trung Đồng, Núi Hiểu, Tam Tầng. Huyện đề xuất UBND tỉnh Bắc Giang tăng cường 400 nhân viên y tế để lấy mẫu, tăng tần suất xét nghiệm.

Bắc Giang đã lấy 45.000 mẫu xét nghiệm ở các huyện an toàn, đều cho kết quả âm tính. Hôm nay, tỉnh tiêm vaccine cho 9.000 công nhân, quyết tâm một tuần tới sẽ tiêm hết hơn 100.000 liều cho công nhân khu công nghiệp. Địa phương đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ 200 điều dưỡng tiêm chủng.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang, cho biết sẽ chi viện cho huyện Việt Yên trong ngày mai 1/6. Cùng với các lực lượng đến từ Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên..., công suất xét nghiệm của huyện sẽ tăng 1,5 lần so với hiện tại.

Vỉa hè đường Lê Lợi, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang vắng lặng trong thời gian giãn cách xã hội, ngày 28/5. Ảnh: Ngọc Thành

Vỉa hè đường Lê Lợi, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang vắng lặng trong thời gian giãn cách xã hội, ngày 28/5. Ảnh: Ngọc Thành

Nhận định huyện Việt Yên đang đi đúng hướng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý cần tính phương án "chỗ nào lấy mẫu đơn, chỗ nào lấy mẫu gộp", để đảm bảo công suất và chi phí xét nghiệm.

Tỉnh đã chia khu cách ly làm ba loại, F0 vào khu điều trị, F1 cách ly riêng, khu vực tương đối an toàn. Tuy nhiên, Phó thủ tướng cho rằng cần tăng cường xét nghiệm F1, "không để ba ngày mới phát hiện ca nhiễm".

Đồng tình đề xuất tăng cường lực lượng của huyện Việt Yên và tăng tần suất xét nghiệm tại khu vực nguy cơ, Phó thủ tướng yêu cầu Bắc Giang nhanh chóng phát hiện nếu có ca mắc, quản lý tốt để dịch không lây lan, không có thêm ca mới.

"Các bệnh viện tăng cường năng lực điều trị vì đây là virus biến chủng, triệu chứng bệnh diễn biến nhanh. Đã có những bệnh nhân trẻ tử vong, có cả ca bệnh nền và ca không bệnh nền", ông Đam nói.

Về quy trình tiêm vaccine, nhất là vùng đang có dịch, ông Đam yêu cầu tuân thủ đầy đủ các bước như tư vấn, khám sàng lọc, theo dõi, chuẩn bị kỹ các tình huống xử trí phản ứng sau tiêm...

Những biến chủng nCoV mới đã phát tán mầm bệnh nhanh hơn trước. Các y bác sĩ phải chạy đua với tốc độ lây nhiễm hàng trăm ca mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng báo VnExpress trong chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Viết Tuân

Adblock test (Why?)


Ca Covid-19 tại Bắc Giang giảm một nửa - VnExpress
Read More

Bộ trưởng NN-PTNT: 'Giải cứu nông sản' làm giảm giá trị kinh tế, thương tổn người nông dân - Báo Thanh Niên

Đó là chia sẻ của ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trong buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang chiều nay, 31.5, để bàn các giải pháp kết nối tiêu thụ nông sản, đặc biệt là vải thiều trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh đang cho thu hoạch vải chín sớm tại các H.Tân Yên và H.Lục Ngạn với sản lượng khoảng 40.000 tấn. Hiện tại, tiêu thụ vải chín sớm vẫn diễn ra bình thường, giá cả ổn định.
Ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, khẳng định việc tiêu thụ vải chín sớm vẫn đang diễn ra bình thường nhưng tới đây, từ 20.6 trở đi bắt đầu vào mùa vải chính vụ. Theo đó, trong 1 tháng, Bắc Giang sẽ phải tiêu thụ khoảng 140.000 tấn và hiện đã sẵn sàng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều ứng với các cấp độ diễn biến khác nhau của dịch Covid-19.
Người đứng đầu tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh, vải thiều Bắc Giang là nông sản đặc sản, hiện đã được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới, vào được cả những thị trường khó tính nhất thế giới là Nhật Bản. Ông Thái cũng cho rằng, áp lực tiêu thu vải thiều chính vụ tới đây là rất lớn trong bối cảnh ảnh hưởng dịch Covid-19 thiếu nhân công thu hoạch, đóng gói, thiếu cả xe container vận chuyển và Bắc Giang đang tìm cách tháo gỡ.
"Tôi cũng đề nghị các cơ quan truyền thông không dùng từ "giải cứu" vải thiều và nông sản nói chung của Bắc Giang nữa vì thực tế sau đó giá các mặt hàng nông sản đều giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người nông dân", ông Thái nói.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ trong cuộc trao đổi với báo chí hôm nay đã chính thức đề nghị với cơ quan truyền thông không dùng từ “giải cứu nông sản” nữa.
Ông Hoan cho rằng, chính từ “giải cứu” nông sản này đang "sinh ra rất nhiều chuyện lôi thôi", làm giảm sút đi giá trị kinh tế cũng như thương tổn về mặt tâm lý, tinh thần cho người nông dân.
Thứ nhất, ngay sau khi kêu gọi “giải cứu” người nông dân ngay lập tức đã bị ép giá khiến việc tiêu thụ rất khó khăn.
Thứ hai, nông sản giảm giá, mất đi giá trị, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý số đông nông dân, gây chán nản, bỏ luôn ruộng đồng, không chăm sóc khiến nông sản không đạt chất lượng.
Ông Lê Minh Hoan cũng cho biết trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp lần này, Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Phụ nữ Việt Nam, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam xây dựng mô hình, chuẩn hoá việc kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các địa phương đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT sẽ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các phương tiện vận chuyển nông sản từ vùng dịch Covid-19 lưu thông qua các địa bàn đưa ra thị trường tiêu thụ không còn bị dồn ứ, ách tắc.

Adblock test (Why?)


Bộ trưởng NN-PTNT: 'Giải cứu nông sản' làm giảm giá trị kinh tế, thương tổn người nông dân - Báo Thanh Niên
Read More

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 1/6: Có thể gặp kháng cự mạnh tại vùng 1.340-1.350 điểm - tinnhanhchungkhoan

(ĐTCK) VN-Index kết phiên bằng một cây nến xanh, nhưng đây lại là cây nến Dragonfly Doji. Trong một xu hướng tăng thì cây nến này mang ý nghĩ gần giống với cây nến Hanging Man, cho thấy bên bán đang có dấu hiệu vùng lên.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 1/6.

CTCK Asean - Asean Securities

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh dài dạng ‘Hanging man’ tại vùng kháng cự mạnh 1.325-1.330 điểm, kèm thanh khoản ở mức cao, là tín hiệu khá tiêu cực.

Điều này cho thấy xu hướng tăng đang yếu dần, và việc thay đổi xu hướng có thể xảy ra trong vài phiên giao dịch tới.

Do đó, chúng tôi cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.320-1.325 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.310-1.315 điểm.

Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1.330-1.335 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.340-1.345 điểm.

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 1/6: Có thể gặp kháng cự mạnh tại vùng 1.340-1.350 điểm ảnh 1
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

CTCK Kiến Thiết Việt Nam - CSI

VN-Index kết phiên bằng một cây nến xanh, nhưng đây lại là cây nến Dragonfly Doji. Trong một xu hướng tăng thì cây nến này mang ý nghĩ gần giống với cây nến Hanging Man, cho thấy bên bán đang có dấu hiệu vùng lên, cảnh báo khả năng đà tăng có thể sẽ gặp nhiều trở ngại.

Dựa theo tín hiệu của chỉ báo Fibonacci mở rộng, chúng tôi cho rằng VN-Index có thể gặp kháng cự mạnh tại vùng 1.340-1.350 điểm.

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 1/6: Có thể gặp kháng cự mạnh tại vùng 1.340-1.350 điểm ảnh 2
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.

Adblock test (Why?)


Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 1/6: Có thể gặp kháng cự mạnh tại vùng 1.340-1.350 điểm - tinnhanhchungkhoan
Read More

40 người Hà Nội liên quan hội truyền giáo tại TP HCM - VnExpress

30 trong số 40 người từng tiếp xúc với thành viên Hội thánh Truyền giáo Phục hưng tại Hà Nội đã có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV lần một.

Thông tin được Công an Hà Nội cung cấp tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều nay. Theo đó, 30 người đã tiếp xúc với thành viên của hội truyền giáo. Những người này đã xét nghiệm âm tính nCoV lần một.

Vợ của mục sư trưởng hội truyền giáo đã từ TP HCM ra Hà Nội ngày 23 đến 29/4, trước khi phát hiện dương tính Covid-19 ngày 27/5, theo giới chức thành phố. Bà có triệu chứng hô hấp từ ngày 13/5, đầu tiên trong nhóm bệnh nhân liên quan Hội thánh, nhưng không đi khám hay điều trị.

Chuỗi lây nhiễm từ Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng đến nay đã ghi nhận 191 trường hợp liên quan chỉ trong 5 ngày. Các tỉnh Bạc Liêu, Bình Dương, Đắk Lắk, Long An đã ghi nhận các ca bệnh là người tiếp xúc gần người mắc Covid-19 thuộc hội truyền giáo.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đánh giá tình hình dịch tại TP HCM rất nóng, số ca mắc tại TP HCM hiện nay chủ yếu liên quan tới chùm lây nhiễm hội truyền giáo. Vì vậy, Sở Y tế đề nghị các quận, huyện, thị xã giám sát chặt chẽ những người đến từ TP HCM từ 15 ngày trước; yêu cầu khai báo y tế và tự theo dõi sức khỏe. Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thống kê trên tờ khai y tế trên mạng, lập danh sách người về từ TP HCM, Bắc Giang và Bắc Ninh nhằm đánh giá nguy cơ và chuẩn bị sẵn dữ liệu để khoanh vùng dập dịch khi cần thiết.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật lấy mẫu xét nghiệm cho người dân Hà Nội, ngày 14/4. Ảnh: Giang Huy.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật lấy mẫu xét nghiệm cho người dân Hà Nội, ngày 14/4. Ảnh: Giang Huy.

Chi Lê

Những biến chủng nCoV mới đã phát tán mầm bệnh nhanh hơn trước. Các y bác sĩ phải chạy đua với tốc độ lây nhiễm hàng trăm ca mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng báo VnExpress trong chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Adblock test (Why?)


40 người Hà Nội liên quan hội truyền giáo tại TP HCM - VnExpress
Read More

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra khu cách ly vừa có 27 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 - baotintuc.vn

Sáng 31/5, trước diễn biến có nhiều ca mắc COVID-19 (là các F1 tiếp xúc nhiều với F0 trước khi cách ly) tại khu cách ly tập trung Trường Quân sự Sơn Tây,  Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã kiểm tra thực địa điểm cách ly, chỉ đạo san tải, giảm mật độ, đảm bảo an toàn, không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Video và chùm ảnh phóng viên ghi nhận tại Trường Quân sự Sơn Tây sáng 31/5:

Chú thích ảnh
Sáng 31/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã kiểm tra tại khu cách ly Trường Quân sự Sơn Tây.
Chú thích ảnh
Từ ngày 23/5 đến nay, điểm cách ly này ghi nhận 50 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.
Chú thích ảnh
Chỉ riêng ngày 30/5, nơi đây đã ghi nhận 35 trường hợp dương tính với COVID-19.
Chú thích ảnh
 Điểm cách ly này có hai tòa nhà TT1 và TT2, gồm 67 phòng.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Hiện có hơn 900 người là đối tượng tiếp xúc gần (F1) đang được cách ly tại đây.
Chú thích ảnh
Số cán bộ phục vụ là 40 người (28 quân nhân và 12 nhân viên y tế).
Chú thích ảnh
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh giao Sở Y tế rà soát, ưu tiên tiêm vaccine cán bộ, nhân viên phục vụ và cả người xử lý rác các khu cách ly tập trung.

  

Adblock test (Why?)


Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra khu cách ly vừa có 27 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 - baotintuc.vn
Read More

Hà Nội điều 20 đội cấp cứu hỗ trợ Bắc Giang tiêm chủng vaccine Covid-19 - VietNamNet

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Adblock test (Why?)


Hà Nội điều 20 đội cấp cứu hỗ trợ Bắc Giang tiêm chủng vaccine Covid-19 - VietNamNet
Read More

Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 1/6: Mua trading khi điều chỉnh - tinnhanhchungkhoan

(ĐTCK) Với xung lực tăng điểm vẫn đang được duy trì, chỉ số sẽ có cơ hội xác lập thêm các đỉnh cao mới trong những phiên tới. Mặc dù vậy, áp lực rung lắc ở những vùng giá cao sẽ tăng dần, đặc biệt là khi VN-Index tiếp cận vùng kháng cự tâm lý kế tiếp tại quanh 1.350 điểm.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 1/6.

Những cú rung lắc mạnh là điều không thể tránh khỏi

CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Tâm lý của giới đầu tư trong nước lúc này là cực kỳ hưng phấn, nhưng lại trái ngược hoàn toàn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Môi trường vĩ mô trong nước ổn định cùng với diễn biến thị trường trong khu vực không nhiều biến động vẫn đang là các yếu tố củng cố cho đà tăng của VN-Index.

Mặc dù lực cầu hiện tại rất mạnh, nhưng chỉ số càng lên cao đồng nghĩa với áp lực bán chốt lời sẽ càng gia tăng và những cú rung lắc mạnh là điều không thể tránh khỏi.

Chúng tôi duy trì khuyến nghị có thể gia tăng thêm tỷ trọng các cổ phiếu đã có lợi nhuận trong danh mục, nhưng vẫn nên hạn chế sử dụng margin và mua đuổi giá xanh.

Mua trading khi điều chỉnh, nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức an toàn

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Với xung lực tăng điểm vẫn đang được duy trì, chỉ số sẽ có cơ hội xác lập thêm các đỉnh cao mới trong những phiên tới. Mặc dù vậy, áp lực rung lắc ở những vùng giá cao sẽ tăng dần, đặc biệt là khi VN-Index tiếp cận vùng kháng cự tâm lý kế tiếp tại quanh 1.350 điểm.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục ưu tiên tập trung cho các vị thế ngắn hạn, chốt lời một phần đối với các mã tăng vượt đỉnh đạt kỳ vọng và chỉ mua trading trở lại khi điều chỉnh về lại hỗ trợ nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức an toàn.

Có thể hướng đến ngưỡng 1.350 điểm

CTCK BIDV (BSC)

Dòng tiền đầu tư giảm nhẹ nhưng vẫn có 9/19 nhóm ngành tăng điểm. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX.

Ngoài ra, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản không chênh lệch nhiều so với phiên cuối tuần trước. Theo đánh giá của chúng tôi, VN-Index có thể hướng đến ngưỡng 1.350 điểm vào những phiên giao dịch tiếp theo.

Sự giằng co có thể sẽ tiếp tục diễn ra ở vùng giá cao

CTCK Asean (Asean Securities)

Dự báo trong phiên giao dịch tới, sự giằng co có thể sẽ tiếp tục diễn ra ở vùng giá cao thúc đẩy sự gia tăng của khối lượng giao dịch lên mức rất cao. Điều này là một dấu hiệu cảnh báo sức nóng của thị trường và thường sẽ kéo theo một nhịp điều chỉnh ngắn hạn ở phía trước.

Trong kịch bản tiêu cực, nếu VN-Index đóng cửa dưới MA5 ngày, chỉ số có thể sẽ giảm sâu hơn để kiểm định hỗ trợ MA10 ngày. Ở kịch bản này, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên cân nhắc giảm tỷ trọng về mức thấp.

Chỉ số đang trong quá trình đi tìm các đỉnh cao mới

CTCK MB (MBS)

Dòng tiền đổ vào thị trường ngày càng mạnh mẽ, nhịp giảm trong phiên sáng nhanh chóng bị hấp thụ bởi dòng tiền chưa có dấu hiệu đạt đỉnh trong 4 tháng qua.

Chỉ số đang trong quá trình đi tìm các đỉnh cao mới, được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu dẫn dắt như ngân hàng, chứng khoán, hoặc các cổ phiếu được hưởng lợi từ thị trường hàng hóa cơ bản, v.v…

Tiếp tục giữ nguyên quan điểm thử thách đối với thị trường trong những phiên tới là ngưỡng 1.350 điểm, trong khi ngưỡng hỗ trợ ở 1.300 điểm.

Adblock test (Why?)


Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 1/6: Mua trading khi điều chỉnh - tinnhanhchungkhoan
Read More

Tạm dừng nhập cảnh vào sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Tuổi Trẻ Online

Tạm dừng nhập cảnh vào sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

Nhân viên an ninh hàng không đo thân nhiệt hành khách tại sân bay Nội Bài - Ảnh: NIA

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam quyết định: Tạm dừng tiếp thu các chuyến bay quốc tế chở người nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Nội Bài từ 0h ngày 1-6 đến hết ngày 7-6-2021.

Đồng thời quyết định kéo dài thời hạn dừng tiếp thu các chuyến bay quốc tế chở người nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến hết ngày 14-6-2021 thay vì đến hết ngày 4-6-2021 như thông báo trước đó.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, của Bộ Giao thông vận tải và đề nghị của UBND TP.HCM, Cục Hàng không Việt Nam thông báo tạm dừng nhập cảnh toàn bộ các đối tượng hành khách tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất từ ngày 27-5 đến hết 4-6-2021.

Từ khi xảy ra dịch COVID-19 đến nay, Việt Nam không cho phép các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ chở khách vào Việt Nam. Các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất chỉ tiếp nhận các chuyến bay quốc tế chở hàng hóa, chuyến bay đưa công dân về nước và chuyến bay quốc tế chở chuyên gia, khách ngoại giao tới Việt Nam. 

Toàn bộ các trường hợp nhập cảnh được xét nghiệm và cách ly theo quy định.

Adblock test (Why?)


Tạm dừng nhập cảnh vào sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất - Tuổi Trẻ Online
Read More

Cổ phiếu ngân hàng lên đỉnh cao mới, VN-Index phá dớp “Sell in May” - VietNamNet

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Adblock test (Why?)


Cổ phiếu ngân hàng lên đỉnh cao mới, VN-Index phá dớp “Sell in May” - VietNamNet
Read More

Làm rõ người che giấu hành vi tham ô của Tổng giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng - Báo Thanh Niên

Liên quan đến vụ đại án xảy ra tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra bổ sung đề nghị truy tố 20 bị can có liên quan.
Trong số này, duy nhất bị can Lê Thị Diệp Cẩm, Phó trưởng phòng Nhân sự hành chính SAGRI, bị đề nghị truy tố về tội “che giấu tội phạm” theo điều 389 bộ luật Hình sự.
Theo kết luận điều tra bổ sung, bị can Lê Thị Diệp Cẩm với vai trò là Phó Trưởng phòng nhân sự hành chính, không phụ trách lĩnh vực tài chính và không được tham gia trao đổi, bàn bạc cùng Lê Tấn Hùng, cựu Tổng giám đốc SAGRI, và đồng phạm trong việc lập, ký khống 10 hợp đồng tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài năm 2016 để tham ô 13,3 tỉ đồng.
Tuy nhiên, bị can Cẩm là người trực tiếp tham gia vào việc sang Công ty CP Du lich Thanh niên xung phong để nhận tiền và đứng tên mở sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Sacombank với khoản tiền hơn 3,1 tỉ đồng.
Từ tháng 1 đến tháng 4.2017, theo chỉ đạo của Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng phòng Nhân sự hành chính SAGRI, bị can Cẩm đã 3 lần rút hết số tiền nêu trên cùng tiền lãi đưa về cho Mai.
Đến tháng 6 và 7.2017, Đoàn thanh tra TP.HCM tiến hành thanh tra toàn diện SAGRI, để che giấu sai phạm, bà Mai đã chỉ đạo bà Cẩm và một số nhân viên soạn thảo tờ trình, biên bản để hợp thức, hoàn thiện hồ sơ Hợp đồng tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài năm 2016 để cung cấp cho đoàn thanh tra.
Tại Cơ quan điều tra, bị can Cẩm thừa nhận các hành vi nêu trên, đồng thời cho rằng không biết việc lập 10 hồ sơ khống để tham ô tài sản của Lê Tấn Hùng và đồng phạm và không được hưởng lợi gì.
Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định không có việc bàn bạc, phân công cụ thể giữa các bị can với bị can Cẩm và không chứng minh được động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác. Do đó, hành vi của bị can Cẩm chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm "tham ô tài sản” mà đủ yếu tố cấu thành tội “che giấu tội phạm”.
Hành vi này cần phải xử lý bằng một bản án nghiêm khắc trước pháp luật để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung. “Nguyên nhân vi phạm pháp luật của Lê Thị Diệp Cẩm có một phần là do thực hiện theo chỉ đạo, phụ thuộc, chấp hành mệnh lệnh của Lê Tấn Hùng và Nguyễn Thị Tuyết Mai; sợ bị ảnh hưởng đến công tác nên Cẩm phải thực hiện”.
Trong vụ án này, bị can Lê Tấn Hùng và Nguyễn Thị Thúy (Kế toán trưởng SAGRI) bị đề nghị truy tố về 2 tội danh “tham ô tài sản” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí”. Có 5 bị can bị đề nghị truy tố tội tham ô tài sản, 10 bị can bị đề nghị truy tố tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí” và 2 bị can bị đề nghị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Adblock test (Why?)


Làm rõ người che giấu hành vi tham ô của Tổng giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng - Báo Thanh Niên
Read More

Hỏa tốc yêu cầu dừng nhập cảnh hành khách tại sân bay Nội Bài - Đài Tiếng Nói Việt Nam

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc tạm dừng nhập cảnh hành khách trên các chuyến bay quốc tế vào Việt Nam tại sân bay Nội Bài sẽ kéo dài đến hết 7/6. Các chuyến bay ra nước ngoài từ sân bay này vẫn diễn ra bình thường.

Lâu nay các chuyên gia, lao động nước ngoài, người Việt Nam về nước được nhập cảnh tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Vân Đồn, sau đó cách ly tập trung tại cơ sở quân đội hoặc các khách sạn, doanh nghiệp...

Cục Hàng không Việt Nam cũng kéo dài thời gian dừng đón các chuyến bay từ nước ngoài vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất đến hết ngày 14/6. 

Trước đó, chiều tối ngày 27/5, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản hỏa tốc gửi các hãng hàng không, Cảng vụ hàng không miền Nam, UBND TP Hồ Chí Minh, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc tạm dừng nhập cảnh toàn bộ hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Theo đó, nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, của Bộ GTVT và đề nghị của UBND TP Hồ Chí Minh, Cục Hàng không Việt Nam thông báo tạm dừng nhập cảnh toàn bộ các đối tượng hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất từ ngày 27/5 đến hết ngày 4/6/2021 (theo giờ Việt Nam).

Theo Bộ Y tế đến trưa 31/5, cả nước ghi nhận thêm 68 ca dương tính SARS-CoV-2, gồm tại Bắc Giang 48, Hà Nội 12, Bắc Ninh 4...

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 4.164, ghi nhận ở 34 tỉnh thành./.

Adblock test (Why?)


Hỏa tốc yêu cầu dừng nhập cảnh hành khách tại sân bay Nội Bài - Đài Tiếng Nói Việt Nam
Read More

Giao dịch chứng khoán sáng 31/5: Thanh khoản lập kỷ lục, cổ phiếu chứng khoán đua nhau tăng trần - tinnhanhchungkhoan

(ĐTCK) Dòng tiền chảy mạnh và xác lập kỷ lục về thanh khoản trong phiên sáng đã giúp thị trường đảo chiều ngoạn mục và có thời điểm hồi phục sắc xanh. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng, thép và chứng khoán là tâm điểm giao dịch của thị trường.

Cổ phiếu ngân hàng 2 ngày cuối tuần liên tục nhận được cảnh báo từ các chuyên gia phân tích về việc tăng quá nóng. Tất nhiên, nóng với thời điểm 2 tháng trước hay từ đầu năm tới nay mà thôi, còn nếu tính về đỉnh lịch sử ghi nhân thời 2007-2008 thì giá hầu hết các cổ phiếu ngân hàng hiện tại mới ở mức "chớm tăng".

Cổ phiếu ngân hàng là "cổ phiếu vua" vì dẫn dắt 2 con sóng lớn 2007 và 2020, đó là chưa kể 2018 nhóm này cũng đóng vai trò tạo sóng, dù có ngắn hơn. Chính vì vậy, khi thị trường đang ở đỉnh của mọi thời đại với VN-Index, diễn biến của nhóm cổ phiếu ngân hàng luôn được quan tâm.

Có hàng loạt cảnh báo về việc sẽ có những phiên phân phối mạnh do chính nhóm cổ phiếu ngân hàng tạo ra trong tuần này, nhưng bên cạnh đó cũng có những dự báo về việc dòng tiền sẽ rút dần khỏi nhóm cổ phiếu ngân hàng (và cả thép đã tăng mạnh) lan sang các nhóm khác như bán lẻ, dầu khí, bất động sản,...

Nhưng dự báo có tính khả tín hơn cả đó là thị trường... còn tăng điểm. Nguyên nhân chưa bao giờ mới, từ xa xưa và rút đúc được khi quy luật cung cầu được phát hiện, đó là tiền nhiều hơn hàng.

Dòng tiền đã có "kháng thể" covid nên vẫn đổ vào sàn chứng khoán bất chấp dịch bệnh. Điều đáng quan trọng hơn là dòng tiền này chưa nhiều thể hiện qua số tài khoản mở mới từ đầu năm, dù vượt mạnh so với cùng kỳ, nhưng so với thời điểm cuối năm ngoái thì vẫn ở mức tăng dần đều. Khi số tài khoản mở mới tăng dần đến điểm "booming" còn có thể hút một lượng tiền nhàn rỗi rất lớn vào thị trường.

Kinh nghiệm 2007 và chứng khoán thế giới 2020 cho thấy, thời điểm đó, giá cổ phiếu chỉ là... con số, 1.000 USD/cổ phiếu như nhóm ngành công nghệ có được cũng rất bình thường, không phải là không tưởng.

Với chứng khoán Việt Nam, dòng tiền hiện tại mới ghi nhận tăng, và sự bùng nổ vẫn chưa diễn ra. Hy vọng sàn HOSE kịp nâng cấp công nghệ, nếu có một thời điểm như vậy.

Quay lại với thị trường sáng đầu tuần ngày 31/5, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã không còn nóng như trước, giảm giá theo nghĩa điều chỉnh bởi mức giảm khá nhẹ. Thị trường xanh đầu phiên tiếp nối đà cuối tuần trước để rồi sau đó giảm điểm.

Điều đáng nói chính là sự loạn nhịp của bảng điện tử. Ngay từ đầu phiên giao dịch, bên cạnh chỉ số chung của thị trường không có sự nhúc nhích trong hơn 30 phút đầu phiên, trong khi áp lực bán đang có dấu hiệu lan rộng khiến hàng trăm mã giảm điểm. Ngoài ra, mức giá mua, bán và khớp lệnh cũng không có sự đồng nhất khiến nhà đầu tư gặp khó khi đưa ra các lệnh giao dịch.

Cũng trong hơn 30 phút đầu phiên khi các nhà đầu tư không thể biết giá cổ phiếu mình nắm giữ đang giao dịch là bao nhiêu thì dòng tiền đã kịp đổ vào thị trường khoảng 3.000 tỷ đồng, đồ thị VN-Index vẽ nguyên một ô hình chữ nhật trên biểu đồ. Sau thời điểm đó, việc hiển thị mới cải thiện hơn, dù vẫn chưa chính xác ở nhiều mã.

Về diễn biến, áp lực bán không ngừng gia tăng và lan rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Sau khoảng hơn 80 phút giao dịch, trên sàn HOSE có tới hơn 300 mã giảm và chỉ số VN-Index để mất gần 13 điểm.

Trái với diễn biến chung của thị trường, nhóm cổ phiếu bất động sản đang có màn lội ngược dòng khá ngoạn mục. Hàng loạt các mã niêm yết và đăng ký giao dịch như AGR, APG, APS, AAS, CTS, BSI, SBS, TCI, VFS cùng tăng trần, các mã còn lại cũng đều có được sắc xanh.

Trong nhóm ngành thép, hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền (mua cổ phiếu phiên hôm nay, cổ đông không có quyền nhận cổ tức 40%), nên giá điều chỉnh lại. Lực mua lớn khiến HPG luôn dao động quanh ngưỡng giá trần 52.700 đồng/cp, lượng khớp lệnh đạt mức trên 50 triệu cổ phiếu tính tới thời điểm gần 11h.

Về nửa sau của phiên sáng, lực cầu quá lớn đã kéo thị trường bật mạnh đi lên, đến thời điểm 10h50 sáng, VN-Index đã trở về gần ngưỡng tham chiếu. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng, thép, chứng khoán và một vài mã dầu khí.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 133 mã tăng và 287 mã giảm, VN-Index giảm 1,09 điểm (-0,08%) xuống 1.319,37 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 553,43 triệu đơn vị, giá trị 19.063,38 tỷ đồng, tăng 6,43% về khối lượng và 11,64% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 15,49 triệu đơn vị, giá trị gần 610,4 tỷ đồng.

Đây là phiên giao dịch sáng có mức thanh khoản đạt kỷ lục nhất từ trước đến nay. Nếu trong phiên kỷ lục trước vào sáng ngày 13/4 là nhờ vào sự đóng góp lớn của cổ phiếu VIC sau thông tin Tập đoàn Vingroup đang xem xét đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ đối với công ty sản xuất ô tô ViFast, dự kiến huy động khoảng 2 tỷ USD, thì trong phiên sáng nay, thanh khoản tăng mạnh chủ yếu tập trung vào cổ phiếu HPG và dòng bank.

Trong đó, cổ phiếu HPG vẫn là tâm điểm giao dịch của thị trường trong thời gian còn lại khi lực cầu không ngừng tăng lên. Tạm dừng phiên giao dịch sáng nay, HPG đứng tại mức giá trần 52.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh xấp xỉ đạt 57,56 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 0,49 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, trái với giao dịch mua vào của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại vẫn duy trì trạng thái xả bán ồ ạt cổ phiếu HPG. Nếu trong tuần trước đó, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG với hơn 16 triệu đơn vị thì chỉ trong phiên sáng nay, khối này đã bán ròng tới gần 12,5 triệu cổ phiếu này.

Bên cạnh HPG, các cổ phiếu khác thuộc ngành thép cũng có được sắc xanh như HSG tăng 4,1% lên 42.950 đồng/CP, NKG tăng 3,5% lên 32.800 đồng/CP, TLH tăng 2,3% lên 17.700 đồng/CP, các mã POM, SMC, TVN tăng nhẹ.

Đáng chú ý, sau thời gian ngắn đầu phiên nhiều mã rung lắc, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đã khởi sắc trở lại, đặc biệt là các mã ở top sau. Điển hình vẫn là cặp đôi STB và LPB, trong đó STB tăng 3,9% lên mức 33.100 đồng/CP với khối lượng khớp 34,45 triệu đơn vị, còn LPB có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp và chốt phiên tại mức giá 29.950 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh 23,64 triệu đơn vị và dư mua trần hơn nửa triệu đơn vị.

Các mã khác trong ngành như CTG, BID, ACB, MSB, HDB, TCB, TPB, VIB, SSB… đều đứng trên mốc tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn giữ phong độ với hàng loạt mã như CTS, VDS, APG, AGR đều tăng trần; SSI, VCI, FTS và VIX đều tăng hơn 5%; HCM tăng 4,1% lên 39.000 đồng/CP…

Trên sàn HNX, sau nhịp điều chỉnh giữa phiên, thị trường đã đảo chiều hồi phục tích cực nhờ sự hỗ trợ của một số cổ phiếu lớn cùng nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 61 mã tăng và 119 mã giảm, HNX-Index tăng 2,42 điểm (+0,78%), lên 312,87 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 108,31 triệu đơn vị, giá trị 2.534,63 tỷ đồng.

Như đã nói ở trên, nhóm chứng khoán trên sàn HNX cũng đua nhau tăng mạnh với VIG, BSI, APS, BVS, EVS, IVS, PSI đều tăng trần, SHS và ART cũng tăng hơn 6%, MBS tăng 9,3% lên sát mức giá trần 27.000 đồng/CP, VND tăng 7,2% lên 49.300 đồng/CP, TVB tăng 8,2% lên 15.900 đồng/CP.

Trong khi đó, bộ 3 cổ phiếu ngân hàng không mấy tích cực khi SHB và NVB rung lắc và tạm dừng ở mốc tham chiếu; BAB rung lắc và may mắn giữ được sắc xanh, xác lập phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng 2,1%, chốt phiên ở mức giá 29.700 đồng/CP. Trong đó, cổ phiếu SHB vẫn dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX, với gần 21 triệu đơn vị được khớp lệnh.

Ngoài ra, một số mã lớn cũng góp phần hỗ trợ cho đà tăng của thị trường như PVS tăng 3,4% lên 24.300 đồng/CP, IDC tăng 2,4% lên 38.300 đồng/CP, PVI tăng 2,1% lên 34.000 đồng/CP, THD tăng nhẹ…

Trên UPCoM, thị trường duy trì đà tăng khá tốt trong suốt cả phiên sáng.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 1,97 điểm (+2,29%), lên 88,08 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 64,28 triệu đơn vị, giá trị 1.103,92 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 15,34 triệu đơn vị, giá trị 162,53 tỷ đồng, trong đó riêng TLP thỏa thuận 11,67 triệu đơn vị, giá trị 103,82 tỷ đồng.

Các cổ phiếu chứng khoán trên UPCoM đua nhau tăng trần với sự góp mặt của SBS, AAS, TCI, HAC, BMS.

Bên cạnh đó, các mã ngân hàng cũng chưa có dấu hiệu giảm nhiệt với BVB tăng 10,3% lên mức 24.700 đồng/CP, ABB tăng 8,6% lên 24.100 đồng/CP, NAB tăng 10,3% lên 24.600 đồng/CP; SGB, VBB và PGB đều tăng kịch trần khi chốt phiên.

Không chỉ tăng mạnh về giá, dòng tiền trên UPCoM cũng chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu dầu khí, ngân hàng và chứng khoán. Trong đó, BSR tăng 5,8% lên mức 16.500 đồng/CP và vẫn giao dịch tốt nhất với hơn 20,83 triệu đơn vị được khớp lệnh; tiếp theo là BVB khớp 6,85 triệu đơn vị, ABB khớp 6,77 triệu đơn vị, SBS khớp 4,8 triệu đơn vị, AAS khớp hơn 4 triệu đơn vị…

Adblock test (Why?)


Giao dịch chứng khoán sáng 31/5: Thanh khoản lập kỷ lục, cổ phiếu chứng khoán đua nhau tăng trần - tinnhanhchungkhoan
Read More

Những hình ảnh lắp lều ở Bắc Ninh để công nhân làm, nghỉ, ăn, ngủ tại công ty - Người Lao Động

Tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương thực hiện kế hoạch triển khai việc bố trí cho công nhân, người lao động ăn, ở tại nhà máy. Theo đó, từ ngày 2-6, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ vừa hoạt động sản xuất, vừa đặt nơi lưu trú của người lao động tại nơi sản xuất.

Những hình ảnh lắp lều ở Bắc Ninh để công nhân làm, nghỉ, ăn, ngủ tại công ty - Ảnh 1.

Công tác chuẩn bị để công nhân trở lại làm việc từ ngày 2-6 đang được các doanh nghiệp chuẩn bị rất kỹ

Ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, cho biết tỉnh chủ trương đồng hành cùng DN để thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa duy trì sản xuất để phát triển kinh tế". Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh đã tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ công nhân, người lao động ở tại các khu nhà trọ và các khu công nghiệp. Tỉnh sẽ tăng cường lực lượng để hỗ trợ các DN cũng như giám sát việc thực hiện. Nếu DN nào không bảo đảm yêu cầu sẽ phải tạm dừng hoạt động. Đây là giải pháp chưa có tiền lệ song là biện pháp an toàn nhất trong tình hình hiện nay đối với tất cả các DN trên địa bàn tỉnh.

Chủ trương trên của tỉnh Bắc Ninh đã nhận được sự đồng thuận cao từ phía DN, công nhân, người lao động. Lãnh đạo một công ty ở Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) cho biết việc công ty dừng sản xuất đã gây khó khăn cho hàng chục khách hàng, nhất là một số khách hàng lớn có lượng công nhân đến hàng chục ngàn người. 

"Chúng tôi rất ủng hộ chủ trương này của tỉnh Bắc Ninh. Hiện chúng tôi có 4 xưởng sản xuất và 4 văn phòng cách biệt. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, công ty đã bố trí nhân viên văn phòng làm việc tại nhà. Vì vậy, khu vực văn phòng sẽ là chỗ ở cho người lao động. Công ty đã liên lạc với các nhà cung cấp để mua giường, làm nhà tắm, sửa lại nhà vệ sinh để đủ điều kiện cho người lao động đến ở" - vị lãnh đạo công ty này nói.

Còn theo ông Bùi Hoàng Mai, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, các DN trong quá trình triển khai kế hoạch nếu thấy rằng khó khăn không làm được thì có thể báo về ban chỉ đạo hoặc có thể báo trực tiếp về Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh. Nếu trong thẩm quyền, Ban sẽ giải quyết, nếu vượt quá Ban sẽ báo cáo UBND tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho DN.

Trên mạng xã hội Facebook, nhiều người nhận là các công nhân trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đã chia sẻ nhiều hình ảnh về việc công ty chuẩn bị chỗ ăn, ở cho các công nhân. Nhiều bài đăng kèm hình ảnh đã nhận được hàng chục ngàn lượt tương tác (like, thả tim...). Đa phần mọi người đều chia sẻ, động viên nhau cố gắng để cùng vượt qua thời gian khó khăn của đại dịch Covid-19.

Những hình ảnh lắp lều ở Bắc Ninh để công nhân làm, nghỉ, ăn, ngủ tại công ty - Ảnh 2.
Những hình ảnh lắp lều ở Bắc Ninh để công nhân làm, nghỉ, ăn, ngủ tại công ty - Ảnh 3.
Những hình ảnh lắp lều ở Bắc Ninh để công nhân làm, nghỉ, ăn, ngủ tại công ty - Ảnh 4.

Hình ảnh hàng trăm chiếc lều được một công ty bố trí cho các công nhân nghỉ ngơi

Một công nhân được cho là làm ở Công ty Wilson ở Khu công nghiệp Vsip (Bắc Ninh) cho biết theo chỉ đạo của tỉnh Bắc Ninh để phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 2-6 tất cả các công ty đều bố trí cho công nhân ăn ở tại công ty, không được phép ra khỏi phạm vi này. Công ty đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho các công nhân ở lại, "sống chung nhà" máy.

"Đầu tiên là cái lều, làm gì thì làm chứ lúc ngủ mọi người đều muốn kín đáo cho đỡ ngại nên công ty quyết định mua nó thay vì ngăn ô trải nệm. Nhìn thì có vẻ nóng nhưng mà yên tâm là có điều hòa luôn mát mẻ. Về tiện nghi thì rất tiện ích, điện (kéo dây dài cho mọi người cắm sạc pin) nước, wifi, điều hòa, máy lọc không khí, máy làm lạnh, máy vắt quần áo... Nhà vệ sinh, phòng tắm lắp vòi hoa sen, máy sấy tóc đầy đủ... 3 cây nước, có cà phê, trà. Công ty bố trí cho công nhân ăn 4 bữa/1 ngày gồm 3 bữa chính giá thành ngang nhau, 1 bữa ăn phụ nhẹ trước giờ đi ngủ. Ngoài ra mỗi nhân viên ở lại được công ty trợ cấp tiền điện thoại 100 ngàn đồng, hỗ trợ mỗi người 100 ngàn đồng/1 ngày. Công ty cũng đã xét nghiệm cho tất cả mọi người 2 lần rồi mới cho vào ở trong ngôi nhà chung. Nam nữ ở riêng, bố trí camera giám sát..." - công nhân này chia sẻ.

Những hình ảnh lắp lều ở Bắc Ninh để công nhân làm, nghỉ, ăn, ngủ tại công ty - Ảnh 5.

Trên mạng xã hội, nhiều người cũng đã chia sẻ những hình ảnh các công ty ở Bắc Ninh chuẩn bị cho các công nhân những điều kiện tốt nhất để ăn ở tập trung

Những hình ảnh lắp lều ở Bắc Ninh để công nhân làm, nghỉ, ăn, ngủ tại công ty - Ảnh 6.
Những hình ảnh lắp lều ở Bắc Ninh để công nhân làm, nghỉ, ăn, ngủ tại công ty - Ảnh 7.
B.H.Thanh - Ảnh: Facebook

Adblock test (Why?)


Những hình ảnh lắp lều ở Bắc Ninh để công nhân làm, nghỉ, ăn, ngủ tại công ty - Người Lao Động
Read More

Sunday, May 30, 2021

Vietnam Airlines sẽ thử nghiệm ‘hộ chiếu vắc xin’ vào tháng 6 - Báo Thanh Niên

IATA và Vietnam Airlines sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm vào tháng 6 năm nay. Một số hành khách sẽ được lựa chọn để tải miễn phí ứng dụng IATA Travel Pass vào điện thoại di động, tạo hồ sơ cá nhân số gồm ảnh và thông tin hộ chiếu, điền thông tin chuyến bay để được cập nhật về yêu cầu dịch tễ tại điểm đến.
Trước khi khởi hành, hành khách phải đặt lịch và đến xét nghiệm hoặc tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại cơ sở được chỉ định bởi Chính phủ nước sở tại mà đã được đăng ký với IATA, sau đó chia sẻ kết quả điện tử và xác nhận tình trạng bay với hãng hàng không trước khi bắt đầu hành trình.
Ứng dụng giúp hãng hàng không và nhà chức trách kiểm tra tính hợp lệ của các chứng chỉ và dễ dàng định danh hành khách. Mọi thông tin này được bảo mật và chỉ được chia sẻ khi hành khách cho phép.
IATA Travel Pass tích hợp một số giải pháp số hàng đầu như du lịch không tiếp xúc, dữ liệu sinh trắc học, chứng nhận sức khoẻ điện tử như kết quả xét nghiệm, tiêm vắc xin Covid-19, đặc biệt thuận tiện và hiệu quả khi có thể thay thế cho các loại thủ tục bằng giấy tờ hiện nay.
Theo ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, việc tiên phong thử nghiệm IATA Travel Pass tạo ra một bước tiến lớn cho hành khách.
“Giải pháp hộ chiếu sức khỏe điện tử như IATA Travel Pass nên được các chính phủ cho phép và công nhận rộng rãi, giúp nhanh chóng khôi phục vận tải hành khách quốc tế thường lệ. Mục tiêu quan trọng nhất là khôi phục niềm tin của hành khách khi đi máy bay và đảm bảo trải nghiệm du lịch an toàn và liền mạch cho tất cả mọi người”, ông Hà nói.
Hiện tại Singapore, Panama và Estonia là 3 quốc gia đã chính thức đồng ý cho phép hành khách sử dụng ứng dụng này khi nhập cảnh. Ngoài ra, có hơn 30 hãng hàng không đã công bố thử nghiệm, bao gồm Singapore Airlines, Qatar Airways...
Hộ chiếu sức khoẻ điện tử là một trong những giải pháp được kỳ vọng nhất để Việt Nam mở cửa biên giới một cách nhanh chóng, an toàn, hỗ trợ ngành du lịch và hàng không sau 1 năm bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19.
Hiện tại, Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị Bộ GTVT báo cáo các cấp có thẩm quyền triển khai cơ chế này để đẩy nhanh việc mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đến Việt Nam.

Adblock test (Why?)


Vietnam Airlines sẽ thử nghiệm ‘hộ chiếu vắc xin’ vào tháng 6 - Báo Thanh Niên
Read More

Quận Gò Vấp lập 9 chốt kiểm soát ra vào - VnExpress

TP HCMLãnh đạo quận Gò Vấp cho biết 0h ngày 31/5 chính quyền lập 10 chốt để kiểm soát xe ra vào quận nhưng việc giãn cách sẽ "không ngăn sông cấm chợ".

Tối 30/5, ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho hay những chốt được lập ở các cửa ngõ của quận, gồm: cầu thép An Phú Đông, cầu An Lộc, cầu Bến Phân, cầu Trường Đai, cầu Chợ Cầu, số 399 Tân Sơn (phường 12), Phan Huy Ích, ngã tư Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng, Lê Quang Định (phường 1) và Nguyễn Thái Sơn - Phạm Văn Đồng - Nguyễn Kiệm. Mỗi chốt có 3 công an, dân quân, bảo vệ dân phố, cán bộ y tế, trực 24/24.

Đúng 0h ngày 31/5, Chốt kiểm soát được lập trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp. Ảnh: Quỳnh Trần

Đúng 0h ngày 31/5, chốt kiểm soát được lập trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo ông Dũng, địa phương đang chờ hướng dẫn từ UBND thành phố để thực hiện đúng Chỉ thị 16. Tuy nhiên trong chiều nay quận thống nhất là các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh, buôn bán hàng hóa không thuộc diện thiết yếu sẽ tạm dừng. Các doanh nghiệp không nằm trong nhóm ngành nghề thiết yếu phải ngưng hoạt động.

Người đứng đầu chính quyền quận Gò Vấp cho biết người dân chỉ ra đường trong những trường hợp thực sự cần thiết để mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế vẫn hoạt động phục vụ người dân. Xe chở hàng hóa thiết yếu được ra vào quận.

"Người dân không nên quá lo lắng, tránh tập trung đông ở chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tích trữ hàng hoá", ông Dũng nói và cho rằng việc tập trung đông người dễ khiến dịch bệnh lây lan. Trong thời gian sớm nhất, chính quyền sẽ hỗ trợ các gia đình khó khăn, người cơ nhỡ, sinh viên và công nhân.

Người dân quận Gò Vấp tới siêu thị mua hàng sau khi TP HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở quận, chiều 30/5. Ảnh: Hữu Khoa.

Người dân quận Gò Vấp tới siêu thị mua hàng sau khi TP HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở quận, chiều 30/5. Ảnh: Hữu Khoa.

Theo ông Phan Đình An, Chủ tịch UBND phường 6, quận Gò Vấp, địa phương sẽ lập 4 chốt kiểm soát gồm công an, quân sự, bảo vệ dân phố ở các trục đường chính nhằm hạn chế người ra vào phường. Chốt này có nhiệm vụ hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà.

Cán bộ phường sẽ sử dụng loa phát thanh đến 52 tổ dân phố trên địa bàn kêu gọi người dân thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, trường hợp vi phạm sẽ xử phạt. "Phường hiện chưa có ca bệnh nhưng có 11 người là F1, khả năng trở thành F0 rất cao nên sẽ thực hiện nghiêm chỉ thị để kiểm soát dịch", ông An nói.

Tại phường Thạnh Lộc, quận 12, nơi cũng bị giãn cách xã hội như quận Gò Vấp, ông Hồ Tấn Thành, Chủ tịch phường cho biết toàn phường có hơn 17.000 hộ dân với hơn 62.000 nhân khẩu. Người dân được chính quyền không ra khỏi phường trong vòng 2 tuần để đảm bảo phòng dịch.

"Phường đang vận động mạnh thường quân, nguồn xã hội hoá hỗ trợ các thực phẩm, đồ dùng thiết yếu để cung cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn", ông Thành nói và cho biết có hơn 200 hộ dân bị phong toả, cách ly cần được hỗ trợ.

Người dân (trái) phường Thạnh Lộc, quận 12, được phát phiếu hỗ trợ mua đồ dùng, chiều 30/5. Ảnh: Đình Văn.

Người dân (trái) phường Thạnh Lộc, quận 12, được phát phiếu hỗ trợ mua đồ dùng, chiều 30/5. Ảnh: Đình Văn.

Chiều nay chính quyền Thạnh Lộc cử người đến từng nhà phát phiếu hỗ trợ người dân mua đồ dùng. 8h ngày mai, các hộ dân cần mua gì sẽ ghi giấy, kèm tiền gửi cho lực lượng chốt trực nhận sau đó người của phường liên hệ cửa hàng tiện lợi mua đồ, giao tận tay người dân. Ngoài ra, người dân sẽ được cung cấp 3 bữa ăn trong ngày nếu có yêu cầu.

Tối 30/5, Sở Giao thông Vận tải cho hay các tuyến xe buýt (03, 32, 58, 59 và 103), taxi, xe dưới 9 chỗ, xe du lịch, xe hợp đồng hoạt động ở quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc dừng từ ngày 31/5 đến 14/6, trừ xe công vụ, chở lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết, chở công nhân, chuyên gia của doanh nghiệp, chở vật liệu sản xuất.

Các xe từ địa bàn khác qua Gò Vấp được đi trên một số tuyến đường: Lê Đức Thọ, Thống Nhất, Quang Trung, Nguyễn Oanh, cầu An Phú Đông, Phan Huy Ích, Tân Sơn, Phạm Văn Bạch, Phan Văn Trị, Lê Quang Định, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Kiệm, Hoàng Minh Giám, Bạch Đằng, Hồng Hà.

Xe qua địa bàn phường Thạnh Lộc được đi đường Hà Huy Giáp, cầu Phú Long, quốc lộ 1. Các xe chỉ đi qua chứ không được dừng, đỗ và đón, trả khách.

Sáng nay, Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15. Riêng hai địa bàn có nguy cơ lây nhiễm dịch cao như quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) sẽ giãn cách theo Chỉ thị 16, từ 0h ngày 31/5.

Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 bị giãn cách xã hội từ 0h ngày 31/5. Đồ hoạ: Khánh Hoàng.

Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 bị giãn cách xã hội từ 0h ngày 31/5. Đồ hoạ: Khánh Hoàng.

Gò Vấp là quận nội thành, rộng 19,7 km2, dân số hơn 676.000 (thống kê năm 2019), chỉ sau quận đông dân nhất thành phố là Bình Tân. Quận giáp Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Hóc Môn và 12. Đây là cửa ngõ nối liền trung tâm thành phố với Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh... qua đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, xa lộ Đại Hàn, tiếp cận sân bay Tân Sơn Nhất và đường xe lửa bắc nam.

Phường Thạnh Lộc, quận 12, rộng hơn 5,7 km, gần 62.000 nhân khẩu. Ngoài kế phường Thạnh Xuân, An Phú Đông của quận 12, Thạnh Lộc còn giáp phường 6 (Gò Vấp), xã Nhị Bình (Hóc Môn) và thị trấn Lái Thiêu, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương.

Hà An - Hữu Công - Đình Văn - Gia Minh

Những biến chủng nCoV mới đã phát tán mầm bệnh nhanh hơn trước. Các y bác sĩ phải chạy đua với tốc độ lây nhiễm hàng trăm ca mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng báo VnExpress trong chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Adblock test (Why?)


Quận Gò Vấp lập 9 chốt kiểm soát ra vào - VnExpress
Read More

Chẳng có lý do gì phải chen nhau mua... 10 thùng mì 'tích trữ' rồi ăn không hết - Tuổi Trẻ Online

Chẳng có lý do gì phải chen mua... 10 thùng mì tích trữ rồi ăn không hết - Ảnh 1.

Nhân viên siêu thị Emart Gò Vấp châm thêm hàng vào kệ trước sức mua tăng mạnh chiều 30-5 - Ảnh: B.MAI

Các siêu thị khẳng định sẵn sàng tăng nguồn cung lên gấp 2-3 lần khi cần và đề nghị người dân "không hoang mang, không sợ hết hàng".

Một số thời điểm, có điểm bán hụt hàng do không đưa lên kịp nhưng ngay sau đó đã bổ sung kịp đáp ứng sức mua.

Nhu cầu tăng, nguồn cung nhiều

Tại khu vực bán hàng tươi sống ở chợ Bà Chiểu chiều 30-5 tấp nập người dân hối hả đi mua thực phẩm tích trữ. Các quầy rau củ quả, thịt heo nườm nượp khách mua hàng. Một tiểu thương bán thịt heo cho biết mỗi ngày phải bán đến 18h mới hết hàng, song hôm nay chỉ mới 14h đã hết sạch, chị phải cấp tốc lấy thêm thịt heo, số lượng bán ra gấp đôi những ngày thường.

Còn tại siêu thị Emart (Q.Gò Vấp) nằm trong vùng sẽ bị giãn cách theo chỉ thị 16 chiều 30-5 cũng nườm nượp người dân đổ về mua sắm. Trước khi bước vào siêu thị, dòng người xếp hàng dài chờ đến lượt rửa tay khử khuẩn và được bảo vệ đo thân nhiệt. Siêu thị bố trí 42 quầy thu ngân nhưng lượng người đến rất đông nên không đáp ứng kịp, mỗi quầy có tới hàng chục người xếp hàng dài hơn 10m để chờ thanh toán.

Lượng khách mua rất đông nên dù còn hàng nhưng nhân viên siêu thị vẫn chất không kịp các mặt hàng hút khách như đường, nước mắm, thịt cá đóng hộp... khiến nhiều kệ trống hàng.

Đứng cuối hàng chờ đến lượt thanh toán, chị Nguyễn Thị Bạch Liên (Q.Bình Thạnh) cho biết năm ngoái mua đủ thứ nhưng lần này đã rút kinh nghiệm, chỉ mua vừa đủ hàng hóa. "Năm ngoái nhà tôi mua tới 10 thùng mì tôm, hết giãn cách ăn có 2 thùng, còn lại phải đem cho. Lần này rút kinh nghiệm, mua cái gì cả nhà thích ăn, mua có tính toán để hạn chế ra ngoài, chứ không mua một đống như trước" - chị Liên nói.

Sẵn sàng tăng nguồn cung 2-3 lần

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Anh Đức - tổng giám đốc Saigon Co.op - xác nhận hệ thống này trong ngày 30-5 ghi nhận lượng khách đến mua sắm tăng vọt, nhiều thời điểm hàng châm không kịp. Nhưng trong ngày, hàng hóa của hệ thống khẩn trương được tăng cường.

"Hàng hóa thiết yếu và hàng hóa chống dịch được lưu trữ và có chương trình lâu dài nên không sợ thiếu hàng hóa trong thời gian giãn cách" - ông Anh Đức cam kết và cho hay hiện nay hàng hóa tại đơn vị vẫn dồi dào và có sự cam kết lâu dài về nguồn cung, một số nguồn hàng khác đang làm giải cứu nên nguồn cung rất nhiều, giá tốt.

"Quan trọng là người dân đến mua sắm tại các điểm tuân thủ nghiêm quy định giãn cách, không hoang mang, không sợ hết hàng" - ông Đức lưu ý vì Saigon Co.op đã có kế hoạch đưa hàng an toàn vào các điểm giãn cách, phân phối hàng tại chỗ. Các Co.op sẽ chủ động liên lạc với các chốt, các điểm cách ly để phục vụ tại chỗ trong suốt thời gian cách ly. Ngoài ra các kênh bán hàng sẽ được mở tối đa phục vụ bà con.

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 30-5, ông Nguyễn Ngọc An - tổng giám đốc Công ty Vissan (TP.HCM) - xác nhận nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng mạnh khi TP.HCM thông tin giãn cách. Tuy nhiên, ông An cho biết nguồn cung hàng hóa tại hệ thống hiện vẫn nhiều, giá cả ổn định, và đơn vị đã chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch tăng mạnh nguồn cung khi thị trường cần.

"Mỗi ngày, hệ thống bán ra khoảng 60 tấn thịt tươi sống và 70 tấn sản phẩm chế biến. Nhưng với dự trữ lượng lớn, đơn vị có thể tăng nguồn cung lên gấp 2-3 lần so với bình thường khi áp dụng tăng ca sản xuất chỉ trong thời gian ngắn" - ông An khẳng định.

Theo ông An, để thuận tiện cho việc mua sắm của người dân, hiện 50 cửa hàng giới thiệu sản phẩm của đơn vị tại TP.HCM và hàng nghìn điểm phân phối tại các hệ thống siêu thị hiện đại trên cả nước vẫn hoạt động bình thường, nguồn hàng nhập vào liên tục. Theo ông An, ngoài nguyên vật liệu, các doanh nghiệp quan tâm là đảm bảo tuyệt đối phòng chống dịch trong người lao động, chủ động lượng lao động dự bị bởi còn người sản xuất là còn hàng.

Kéo dài thời gian mở cửa

Đại diện Bách Hóa Xanh cho biết để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu người dân, đơn vị đã liên hệ với nguồn cung để tăng nguồn hàng lên 150% so với bình thường, tăng tần suất chia hàng từ kho trung tâm xuống siêu thị từ 3 lần lên thành 5 lần/tuần và dự kiến sẽ kéo dài thời gian mở cửa siêu thị.

"Người dân không nên tích trữ sản phẩm quá nhiều vì nguồn hàng tại đơn vị vẫn đảm bảo đều đặn mỗi ngày" - vị này khẳng định.

Saigon Co.op cũng cho hay siêu thị sẽ tăng thêm giờ phục vụ khách hàng và tiếp tục đẩy hàng hóa trong đêm và các ngày tiếp theo.

Tương tự, các đơn vị như Big C, Vinmart đều cho biết nguồn cung tại đơn vị hiện dồi dào và đang lên kế hoạch chi tiết cho việc điều phối nguồn hàng để đảm bảo đủ phục vụ người dân, đặc biệt các vùng dịch.

Adblock test (Why?)


Chẳng có lý do gì phải chen nhau mua... 10 thùng mì 'tích trữ' rồi ăn không hết - Tuổi Trẻ Online
Read More

Thêm nhiều ca dương tính SARS-CoV-2 trong công ty Canon và các công ty khác - Người Lao Động

Tính đến 6 giờ ngày 30-5, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 793 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại 8 huyện, thị xã, TP với 140 ổ dịch, trong đó có 28 ca mắc mới; đã rà soát được 5.382 trường hợp F1, 38.341 trường hợp F2.

Thêm nhiều ca dương tính SARS-CoV-2 trong công ty Canon và các công ty khác - Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin cho các công nhân ở Bắc Ninh - Ảnh: Nguyễn Hưởng

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 1.120 doanh nghiệp nằm trong 10 khu công nghiệp tập trung và 26 cụm công nghiệp với khoảng 450.000 công nhân. Tính đến hết ngày 29-5 đã ghi nhận 176 ca mắc tại 49 doanh nghiệp.

Khu Công nghiệp Yên Phong có 134 doanh nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp có ca dương tính (18 ca). Khu công nghiệp Quế Võ (1,2,3) có 71 doanh nghiệp, trong đó có 11 doanh nghiệp có ca dương tính (46 ca). Khu công nghiệp Tiên Sơn có 237 doanh nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp có ca dương tính (8 ca). Khu công nghiệp Thuận Thành (2,3) có 73 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp có ca dương tính (32 ca). Khu công nghiệp VSIP có 89 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp có ca dương tính (2 ca).

Các Cụm công nghiệp: Có 70 ca mắc/16 công ty. Trong ngày 28, 29-5, ghi nhận 27 ca mắc tại 5 công ty: Công ty TNHH Canon Việt Nam - Nhà máy Tiên Sơn: Tổng số ca liên quan đến công ty là 4 ca; Công ty Viettech: Ngày 29-5 ghi nhận thêm 17 ca, tổng số ca dương tính liên quan đến công ty là 52 ca; Công ty TNHH Spica ghi nhận thêm 3 ca, tổng số ca mắc liên quan đến công ty 31 ca; Công ty TNHH AAC ghi nhận 1 trường hợp dương tính. Kết quả qua rà soát được 14 F1; Công ty TNHH JARVIS TECH VINA ngày 29-5 ghi nhận thêm 3 ca mắc mới, tổng số ca mắc liên quan đến công ty là 5 ca.

Tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch. Trong ngày, lập biên bản, xử phạt 47 trường hợp, trong đó có 9 trường hợp không đeo khẩu trang (TP Bắc Ninh 1, Từ Sơn 8); 36 trường hợp ra khỏi nhà khi không cần thiết (TP Bắc Ninh 10, Yên Phong 26); 1 trường hợp đăng tải thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định pháp luật (Tiên Du); 1 trường hợp không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch (chèo thuyền qua sông từ Việt Yên, Bắc Giang sang Bắc Ninh), với tổng số tiền phạt 92,5 triệu đồng.

Thêm nhiều ca dương tính SARS-CoV-2 trong công ty Canon và các công ty khác - Ảnh 2.
B.H.Thanh

Adblock test (Why?)


Thêm nhiều ca dương tính SARS-CoV-2 trong công ty Canon và các công ty khác - Người Lao Động
Read More

Tiền ào ào đổ vào chứng khoán - Báo Thanh Niên

Số thuế thu mỗi ngày vài chục tỉ đồng

Ngoài công việc văn phòng, chị Nguyễn Ngọc (TP.Hà Nội) từ nhiều năm nay chọn kênh đầu tư chứng khoán để kiếm thêm thu nhập. Doanh số giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hằng tháng của chị Nguyễn Ngọc từ 2 - 3 tỉ đồng, nộp thuế từ 2,4 - 3 triệu đồng mỗi tháng. Chủ yếu “lướt sóng” nên thời gian qua, thị trường sôi động nên chị Ngọc giao dịch nhiều hơn, số thuế đóng vì thế cũng cao hơn vì cứ mỗi lần mua bán, công ty chứng khoán sẽ khấu trừ tiền thuế 0,1% trên giá bán ra.
Cục Thuế TP.HCM cho biết số thu thuế từ lĩnh vực chứng khoán tăng đột biến 221,3% trong 4 tháng đầu năm, góp phần đưa số thu thuế thu nhập cá nhân tăng 7,12%. Tốc độ thu thuế chứng khoán tăng vượt nhiều lần so với các khoản khác như chuyển nhượng bất động sản tăng 83,75% so với cùng kỳ 2020, đầu tư vốn của cá nhân tăng 45,76%, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 10,17%. Ông Nguyễn Duy Minh, Vụ phó Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân - Tổng cục Thuế, cho biết việc áp dụng thuế suất 0,1% trên giá bán chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong quá trình thực hiện. Thuế thu từ chứng khoán không cao trong tổng thu thuế thu nhập cá nhân, thế nhưng gần đây số thu của chứng khoán tăng lên nhiều do thị trường chứng khoán thu hút nhiều người tham gia. Doanh số giao dịch chứng khoán tăng cao gấp 2 - 3 lần sẽ góp phần tăng số thu ngân sách.
Điều này phù hợp với thực tế thị trường. Đơn cử ngày 28.5, lực cầu xuất hiện trên thị trường chứng khoán đẩy tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt gần 768,85 triệu đơn vị, giá trị lên mức cao 24.798,51 tỉ đồng, tăng 4,89% về khối lượng và 2,95% về giá trị so với phiên 27.5. Các mã chứng khoán tăng chiếm hơn 2/3 loại niêm yết trên thị trường đã giúp chỉ số VN-Index tăng 16,89 điểm, tương ứng 1,3%, lên 1.320,46 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX ghi nhận ở mức cao, trên 4.000 tỉ đồng.
Trước đó ngày 21.5, toàn thị trường cũng lập kỷ lục về giá trị giao dịch với hơn 28.100 tỉ đồng khi có hơn 957 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được trao tay. Công ty cổ phần chứng khoán SSI thống kê giá trị giao dịch bình quân 4 tháng đầu năm 2021 trên thị trường chứng khoán cao gần gấp 3 lần mức bình quân trong năm 2020. Nhờ giao dịch sôi động trở lại ở nhóm vốn hóa lớn, giá trị giao dịch trên toàn thị trường tháng 4 tăng 15,6% so với tháng trước, đạt bình quân 22.450 tỉ đồng/phiên. Giao dịch sôi động hơn qua kênh khớp lệnh khi giá trị qua kênh này tăng đến 18,7% đạt 20.544 tỉ đồng/phiên.
Với doanh số giao dịch hơn 22.000 tỉ đồng/ngày như hiện nay, lấy mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân 0,1%, tương ứng mỗi ngày số thu vào ngân sách tương ứng 22 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngoài các cá nhân, trên thị trường còn có các tổ chức giao dịch như doanh nghiệp, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư…, mà theo ông Trần Xoa - Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, các doanh nghiệp mua bán chứng khoán thực hiện đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20% trên phần lãi. Do đó để có thể biết được số thu thuế từ hoạt động chứng khoán đóng góp bao nhiêu vào ngân sách nhà nước, cần có thống kê cả phía doanh nghiệp.

Nguồn thu thuế tiềm năng

Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), trong 4 tháng đầu năm lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư tăng hơn 90% so với cả năm 2020, đạt gần 370.000 tài khoản, riêng trong tháng 4 số tài khoản cá nhân và tổ chức mở mới lần lượt đạt 110.510 tài khoản và 145 tài khoản. Như vậy số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân là 3,12 triệu tài khoản, tài khoản tổ chức là 15.800 tài khoản. Tổng số tài khoản trên thị trường cuối tháng 4 tăng hơn 13%, đạt 3,14 triệu tài khoản.
So với dân số gần 100 triệu người hiện nay thì số lượng tài khoản nhà đầu tư hiện vẫn còn ở mức thấp nhưng sự hấp dẫn của chứng khoán thì ngày càng tăng.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số dư tiền gửi thanh toán cá nhân cuối quý 1 tại các ngân hàng thương mại tăng mạnh 264.855 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng 55,5%, lên 741.378 tỉ đồng.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Đông Á, cũng nhận định tiềm năng thu thuế từ chứng khoán sẽ gia tăng. Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dòng tiền đầu tư trên thị trường không chạy được vào chỗ này thì cũng chạy qua chỗ khác. Hiện nay, mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp, vàng biến động không lớn, doanh nghiệp lo ngại mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời điểm dịch Covid-19 mà vẫn phải đảm bảo hiệu quả hoạt động để trả cổ tức cho cổ đông… Thế nên, tất cả dòng tiền này đang cần một điểm đến và thị trường chứng khoán là nơi nhà đầu tư lựa chọn đầu tư gần đây. Đó là lý do, bất chấp đợt dịch Covid-19 bùng phát vẫn không ngăn được dòng tiền dịch chuyển vào thị trường này. Ngoài ra, các nhà đầu tư tin rằng thị trường chứng khoán sẽ còn tiếp tục gia tăng khi tốc độ tăng giá của chỉ số chứng khoán Việt Nam so với các nước hiện nay vẫn chưa ngang bằng. Nghĩa là dư địa tăng trưởng còn khá lớn trong thời gian tới.
Điều duy nhất hiện nay khắc chế thị trường đó là dòng vốn đầu tư nước ngoài bán mạnh khi tốc độ tăng giá của thị trường chứng khoán các nước khác tăng mạnh hơn. Ông Huỳnh Anh Tuấn kỳ vọng khi các thị trường này đạt đỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại thị trường chứng khoán Việt Nam và đây là cú hích cho chứng khoán tăng giá. Khi thị trường chứng khoán trở nên sôi động, các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu huy động vốn tăng khá lớn và với tốc độ này thì khả năng 10 năm tới, thị trường chứng khoán Việt Nam huy động vốn bằng với hệ thống ngân hàng. Đồng nghĩa giá trị giao dịch chứng khoán sẽ còn tiếp tục gia tăng, có thể vượt qua con số 30.000 tỉ đồng/ngày, lúc này số thu thuế từ hoạt động chứng khoán sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Adblock test (Why?)


Tiền ào ào đổ vào chứng khoán - Báo Thanh Niên
Read More

Xuất khẩu 50 tấn vải thiều sang Nhật Bản - VnExpress

50 tấn vải thiều Hải Dương, Bắc Giang đã được các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, theo Cục Bảo vệ thực vật.

Cũng theo cơ quan này, phản hồi của thị trường Nhật với các lô vải được doanh nghiệp xuất sang nước này từ 23/5 đến nay "chất lượng tốt hơn năm ngoái". Các lô vải được tiêu thụ hết chỉ vài tiếng sau khi được phân phối tại các siêu thị, kênh bán hàng trực tuyến.

Theo thống kê của cơ quan này, tổng cộng đã có 50 tấn vải thiều Hải Dương, Bắc Giang được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản từ 23/5 đến nay. Hiện các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thu mua vải tại các mã vùng trồng đã được công nhận, sau đó chuyển về cơ sở xử lý, kiểm dịch và chiếu xạ, trước khi vận chuyển sang Nhật..

Vải thiều sớm Bắc Giang trên kệ siêu thị Nhật Bản, được bán với giá khoảng 350.000 đồng một kg. Ảnh: Thế Phương

Vải thiều sớm Bắc Giang trên kệ siêu thị Nhật Bản, được bán với giá khoảng 350.000 đồng một kg. Ảnh: Thế Phương.

Dự báo năm nay nhu cầu vải thiều Việt Nam tại thị trường Nhật Bản cao hơn năm ngoái. Do nhu cầu tăng, phía Nhật vừa công nhận thêm hai cơ sở xử lý vải thiều của doanh nghiệp Việt Nam đặt tại Hải Dương, đạt tiêu chuẩn xử lý quả vải xuất sang nước này. Với 3 buồng xử lý, hai cơ sở này có công suất tối đa 50-70 tấn mỗi ngày. Như vậy hiện có 4 cơ sở xử lý vải thiều của Việt Nam được phía Nhật công nhận.

Trước đó, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan Kiểm dịch thực vật Nhật Bản đã thống nhất một quy trình ủy quyền tạm thời cho phía Việt Nam thực hiện giám sát xử lý. Cục Bảo vệ thực vật bố trí cán bộ và thiết bị giám sát, kiểm tra kiểm dịch thực vật và cấp giấy chứng nhận tại cơ sở xử lý vải được phía Nhật công nhận, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu vải.

Vải thiều Việt Nam tại Nhật được các doanh nghiệp bán trên kênh siêu thị và trực tuyến, giá dao động 350.000-550.000 đồng một kg.

Dự kiến mùa vụ năm nay, các công ty đầu mối xuất khẩu sẽ xuất khoảng 2.000 tấn vải thiều tươi sang Nhật Bản, trong đó Bắc Giang và Hải Dương mỗi địa phương là 1.000 tấn.

Nhật là thị trường có các tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt, đòi hỏi cao về chất lượng thực phẩm. Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Nhật lưu ý, phía người sản xuất, nông dân trồng vải phải duy trì chất lượng quả sạch, đảm bảo giá thu mua, bán và xuất khẩu ổn định. Đồng thời tích cực củng cố, đẩy mạnh nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường khó tính này.

Anh Minh

Adblock test (Why?)


Xuất khẩu 50 tấn vải thiều sang Nhật Bản - VnExpress
Read More

TP.HCM: Q.Gò Vấp trước giờ ‘G’ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 - Báo Thanh Niên

Các tuyến đường chính ra vào Q.Gò Vấp có thể kể đến: Nguyễn Oanh, Thống Nhất, Lê Đức Thọ, Quang Trung, Phan Huy Ích, Tân Sơn, Nguyễn Kiệm, Lê Quang Định, Phan Văn Trị…

Quán xá trung tâm TP.HCM "cửa đóng then cài" trước giờ giãn cách xã hội

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khoảng 21 giờ 40, tại giao lộ Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng (giáp ranh giữa Q.Gò Vấp và Q.Bình Thạnh), đường sá lúc này thông thoáng. Lực lượng chức năng chưa bố trí người ngoài khu vực này.
Tại khu vực Ngã 6 Gò Vấp (vùng giáp ranh giữa Q.Gò Vấp với Q.Phú Nhuận), khoảng 22 giờ cùng ngày, đường sá bắt đầu thưa vắng. Các hàng quán bán đồ ăn mang đi vẫn còn hoạt động.
Khoảng 22 giờ 30 cùng ngày, tại khu vực Ngã 5 Gò Vấp (khu vực giáp ranh giữa Q.Gò Vấp và Q.12), đường sá cũng bắt đầu vắng xe. Dưới chân cầu vượt, một số người vô gia cư vẫn đang tá túc trên vỉa hè, chờ những món quà từ thiện.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ở khu vực “cửa ngõ” giữa Q.Gò Vấp và các quận khác, có khá nhiều người “tay xách nách mang”, đeo ba lô… ra ngoài địa phận Q.Gò Vấp, trước lúc quận này thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Mì tôm, thịt heo trong siêu thị “cháy” hàng trước giờ phong tỏa Gò Vấp chống Covid-19

Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên vừa ghi lại, trước lúc Q.Gò Vấp triển khai các chốt kiểm soát phương tiện ra vào địa bàn quận, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
 
TP.HCM: Q.Gò Vấp trước giờ ‘G’ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 - ảnh 1

Hình ảnh được chụp vào 22 giờ 30 ngày 30.5, tại khu vực Ngã 5 Gò Vấp (giáp ranh giữa Q.Gò Vấp và Q.12)

Độc Lập

TP.HCM: Q.Gò Vấp trước giờ ‘G’ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 - ảnh 2

Công nhân quét rác vẫn cần mẫn làm việc trước lúc Q.Gò Vấp thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/2020

Độc Lập

TP.HCM: Q.Gò Vấp trước giờ ‘G’ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 - ảnh 3

Một số người sống 'nương nhờ' đường phố dưới chân cầu vượt Ngã 5 Gò Vấp (giáp ranh giữa Q.Gò Vấp và Q.12)

Độc Lập

Người dân Gò Vấp sẵn sàng tinh thần phong tỏa phòng dịch Covid-19

TP.HCM: Q.Gò Vấp trước giờ ‘G’ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 - ảnh 4

Hình ảnh chụp vào 22 giờ 15 ngày 30.5, tại khu vực Ngã 6 Gò Vấp (nối Q.Gò Vấp với Q.Phú Nhuận)

Độc Lập

TP.HCM: Q.Gò Vấp trước giờ ‘G’ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 - ảnh 5

Giao lộ Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng (khu vực giáp ranh giữa Q.Gò Vấp và Q.Bình Thạnh), nơi được cho sẽ được lập chốt kiểm soát phương tiện vào 0 giờ ngày 31.5

Độc Lập

Quảng cáo

Adblock test (Why?)


TP.HCM: Q.Gò Vấp trước giờ ‘G’ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 - Báo Thanh Niên
Read More

Hàng hoá phục vụ giãn cách xã hội dồi dào, siêu thị kêu gọi khách hàng không mua trữ - Người Lao Động

Trưa ngày 30-5, ngay khi TP HCM công bố thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo chỉ thị 15 từ 0 giờ ngày 31-5 và cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 với toàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12, tại một số siêu thị lớn trên địa bàn TP HCM xảy ra tình trạng nhiều người kéo đến mua sắm hàng hóa dự trữ.

Các siêu thị liên tục phát loa yêu cầu khách hàng thực hiện các quy định về phòng dịch, giữ khoảng cách an toàn.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, tại nhiều siêu thị, lượng khách tập trung đông đúc, tương đương với những ngày cao điểm sát Tết Nguyên đán (tăng gấp đôi so với ngày thường), nhiều kệ hàng đã được vét sạch. Khách xếp hàng chờ khách lâu mới được tính tiền.

Đến chiều, tuy chưa xảy ra tình trạng "vỡ trận" như thời điểm trước giãn cách xã hội toàn TP HCM năm 2020 nhưng một số siêu thị lo ngại tình trạng thiếu hàng cục bộ có thể xảy ra với một số nhóm hàng do hàng từ kho không kịp chuyển đến kịp. Đặc biệt, mặt hàng rau xanh chắc chắn không đủ để cung ứng dù các siêu thị đã tăng lượng dự trữ lên gấp rưỡi so với ngày thường.

Chợ, siêu thị ở TP HCM vẫn mở bán bình thường từ 31-5 - Ảnh 1.

Nhân viên siêu thị liên tục châm hàng trong chiều 30-5

"Đến sáng mai (31-5), tất cả các kệ hàng sẽ được chất đầy hàng hóa trở lại. Bản thân siêu thị đã chuẩn bị lưu kho lượng hàng lớn, các nhà sản xuất cũng đã có kế hoạch tổ chức sản xuất, lưu kho, điều tiết giao hàng từ trước nên rất chủ động trong việc cung ứng hàng hóa trong điều kiện dịch lây lan trên diện rộng"- ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Kinh doanh Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), khẳng định và kêu gọi người tiêu dùng không đổ xô đi mua sắm dự trữ trong hôm nay.

Trong khi đó, đại diện Sở Công Thương TP HCM, ông Trần Trí Dũng, Trưởng phòng Quản lý thương mại TP, cho biết ngay trong chiều 30-5, Sở đã yêu cầu các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cường nguồn hàng theo kế hoạch đã chuẩn bị trước; các hệ thống bán lẻ sẵn nguồn hàng để đưa ra thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người dân, kể cả phương án đưa hàng hóa đến các khu vực đang thực hiện cách ly tập trung.

Chợ, siêu thị ở TP HCM vẫn mở bán bình thường từ 31-5 - Ảnh 2.

Đa số khách không mua trữ gạo, mì gói như đợt giãn cách xã hội năm 2020 mà tăng mua thực phẩm tiêu dùng hằng ngày với số lượng nhiều hơn bình thường để giảm tần suất ra khỏi nhà trong những ngày tới

Sở Công Thương cũng thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp để kịp thời điều phối, giữ ổn định thị trường. "Lượng hàng trong chương trình bình ổn thị trường của thành phố năm nay gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong cả năm. Do đó, các doanh nghiệp tham gia chương trình đều chủ động chuẩn bị nguồn hàng" - ông Dũng nhấn mạnh.

Cụ thể, các doanh nghiệp đã có phương án cung ứng trong các giai đoạn ứng phó khẩn cấp phòng chống dịch với lượng dự trữ, cung ứng ra thị trường tăng khoảng 15%-20% so với tháng thường.

Trong trường hợp nhu cầu tăng vọt, các doanh nghiệp vẫn bảo đảm khả năng cung ứng đầy đủ hàng hóa với giá bán ổn định để phục vụ người dân.

Đại diện Sở Công Thương cũng cho biết theo chỉ thị 15 của Thủ tướng, các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi... vẫn mở cửa hoạt động bình thường trong thời gian giãn cách xã hội. Vì vậy, người dân không cần quá lo lắng đổ xô đi mua hàng hóa, tích trữ dẫn đến chen chúc, không tuân thủ các quy định chống dịch.

T. Nhân

Adblock test (Why?)


Hàng hoá phục vụ giãn cách xã hội dồi dào, siêu thị kêu gọi khách hàng không mua trữ - Người Lao Động
Read More

Chủ BOT Pháp Vân than khó vì không có 200, 500 đồng trả lại cho khách - Zing

Trước yêu cầu giảm thuế VAT trong giá vé dịch vụ đường bộ từ 1/2, một số doanh nghiệp dự án than khó vì thời gian chuẩn bị quá gấp và khó là...