Rechercher dans ce blog

Monday, January 31, 2022

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có cuộc cách mạng trong nông nghiệp' - VnExpress

90% nông sản Việt xuất khẩu ở dạng thô, doanh nghiệp nước ngoài nhập về chế biến thành thương hiệu của họ. VnExpress phỏng vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan về việc gỡ khó và định vị thương hiệu nông sản.

- Những ngày cuối năm, hàng nghìn xe nông sản vẫn ùn ở cửa khẩu chờ xuất qua Trung Quốc. Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra giải pháp gì để hỗ trợ người dân?

- Việc ùn ứ xe nông sản ở cửa khẩu không phải bây giờ mới có, nhưng năm nay tình trạng căng thẳng nhất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương đã khuyến cáo hạn chế, điều tiết đưa hàng lên cửa khẩu, đồng thời điện đàm với phía Trung Quốc để đàm phám mở cửa, tăng thời gian thông quan.

Chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng xem xét các chính sách ưu tiên theo kiến nghị của địa phương như khử khuẩn, kiểm tra hàng hóa; hỗ trợ địa phương đầu tư hạ tầng cửa khẩu, kho bãi, trung tâm trung chuyển, logistic, bảo quản nông sản.

Các địa phương cần nhanh chóng rà soát, khảo sát, thiết lập vùng đệm hàng hóa trao đổi với Trung Quốc để quản lý, kiểm soát chặt tình hình dịch Covid-19, cách ly người và hàng hóa mắc Covid-19 ngay tại đầu vùng đệm, không để phát hiện ở điểm giáp biên dẫn đến "đóng biên tức thời".

Nhìn những xe nông sản phải hạ xuống bán tại chỗ với giá rẻ, hoặc đổ bỏ để quay đầu, tôi rất đau xót. Vừa qua, sau khi có điện đàm giữa Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Trung Quốc, hai bên đã phối hợp tốt hơn. Hy vọng tình trạng ùn ứ sẽ giảm dần trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Giang Huy

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Giang Huy

- Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu khiến nhiều tài xế, thương lái phải đổ bỏ. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

- Ý tưởng về một tổ hợp đa chức năng ở cửa khẩu để tập kết, bảo quản, sơ chế, bao gói phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã được chúng tôi đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng. Nếu không có một trung tâm giao dịch nông lâm thủy sản đa chức năng thì dễ dẫn đến tình trạng càng sản xuất, càng rủi ro lớn do hàng hóa bị ùn ứ, không tiêu thụ được như đang diễn ra.

Với sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trao đổi với tỉnh Quảng Ninh, cùng các bộ, ngành liên quan để có thể sớm triển khai dự án Trung tâm Giao dịch hàng hóa, nông, lâm, thủy sản châu Á - Thái Bình Dương tại thành phố Móng Cái, theo hình thức xã hội hóa. Mức độ hiệu quả của dự án sẽ là cơ sở để cân nhắc, xem xét triển khai các tổ hợp tương tự tại Lạng Sơn, Lào Cai...

Tổ hợp đa chức năng này góp phần quan trọng giúp phát triển kinh tế biên giới, vừa quản lý thị trường, tổ chức lại đội ngũ tham gia bốc xếp, vừa là khu vực cho doanh nghiệp đưa hàng hóa đến bảo quản, đóng gói, chế biến... Thậm chí, khâu kiểm dịch hàng hóa từ các đơn vị chuyên môn Trung Quốc có thể được thực hiện một lần duy nhất tại đây. Các hàng hóa đủ điều kiện sẽ không phải kiểm dịch hai chiều như hiện nay, vừa phức tạp, vừa tốn thời gian.

Ngoài các biện pháp ngắn hạn trên, quan trọng nhất vẫn là hệ thống cơ chế, chính sách lâu dài. Trong đó, có kết nối đa ngành và phối hợp liên ngành, từ sản xuất, chế biến, vận tải, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa đến quản lý xuất nhập khẩu.

- Dự tổng kết công tác năm 2021 của ngành Nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu đa dạng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy chính ngạch vì "không thể mãi trông chờ vào đường mòn lối mở". Bộ sẽ triển khai yêu cầu này thế nào?

- Xuất khẩu chính ngạch được xác định là giải pháp bền vững trong giao thương với Trung Quốc. Các doanh nghiệp, thương nhân đang dần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức này (mua bán theo hợp đồng với các điều kiện giao dịch cụ thể, chi tiết, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính...). Thực tế cho thấy, trong những thời điểm khó khăn nhất, xuất khẩu chính ngạch ít nhiều vẫn được bảo đảm, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp sẽ tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để hướng dần tới chính ngạch. Vấn đề này cần kiên trì, vì muốn chính ngạch phải tổ chức lại nông sản trong vùng nguyên liệu, chứ không phải để lên biên giới rồi mới phân nhóm chính ngạch, tiểu ngạch.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ phân tích kịp thời thông tin thị trường, bao gồm: Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định thông quan hàng hóa, mùa vụ thu hoạch những nông sản Trung Quốc có thể sản xuất được. Bộ cũng tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch để giảm thiểu rủi ro.

Hiện nay, dù nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất, nhưng các thị trường khác cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Trong đó, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.

Chúng tôi cũng đang dự thảo đề án đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản dựa trên lợi thế từ các hiệp định thương mại với Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EVFTA), Anh (UKVFTA)...

Thanh long chín trong vườn của ông Nguyễn Luân, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, ngày 30/12/2021. Ảnh: Việt Quốc

Thanh long chín trong vườn của ông Nguyễn Luân, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, ngày 30/12/2021. Ảnh: Việt Quốc

- Muốn vươn sâu, vươn xa đến các thị trường khó tính, nông sản Việt Nam phải đạt nhiều tiêu chuẩn về chất lượng, không chỉ ngon, đẹp mà còn đảm bảo dư lượng bảo vệ thực vật cho phép. Ngành Nông nghiệp sẽ thúc đẩy việc đạt chuẩn nông sản như thế nào?

- Đúng là thị trường các nước phát triển đòi hỏi chất lượng nông sản rất cao. Khi bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ, một trong những điều kiện mà họ đòi hỏi là quy trình sản xuất đảm bảo theo yêu cầu từ giống, trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại, đảm bảo lượng nhất định chất bảo quản, tồn dư chất bảo vệ thực vật trong hoa quả.... Chuyên gia của họ sẽ sang kiểm tra, đánh giá và cấp mã số vùng trồng.

Không chỉ thị trường Mỹ, EU, mà tại thị trường Trung Quốc cũng yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa. Vì vậy, chúng tôi sẽ đến từng địa phương để hướng dẫn chuẩn hóa vùng nguyên liệu, thay đổi cả tập quán, thói quen chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao chất lượng, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, mã vùng trồng, mã vùng nuôi, đóng gói...

Cần có một cuộc cách mạng trong từng địa phương, đồng ruộng, người nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng với cơ quan liên quan, Tham tán thương mại của các nước tại Việt Nam xây dựng đề án chuẩn hóa vùng nguyên liệu để xuất khẩu qua từng thị trường. Các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ngoại giao, cùng cơ quan tham tán nước ngoài cũng thành lập liên minh của những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang các thị trường để cùng ngồi lại, thảo luận chiến lược xuất khẩu nông sản.

Muốn tiếp cận thị trường nào thì cần nghiên cứu thói quen tiêu dùng của người dân ở đó, như người Trung Quốc rất thích thanh long ruột đỏ của Việt Nam nhưng một số nước khác lại thích thanh long ruột trắng. Từ đó, tìm cách để chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Có chuyên gia cho rằng Việt Nam xuất khẩu nông sản rất nhiều, nhưng dường như các sản phẩm vẫn "vô danh". Ông nghĩ sao về ý kiến này?

- Việt Nam hiện có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn một tỷ USD như cà phê, gạo, điều, thủy sản, cao su, rau quả, gỗ và đồ gỗ... Tuy nhiên, so với tiềm năng, số lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn khá ít, do chất lượng sản phẩm không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.

Năm 2019, gạo ST25 được trao giải gạo ngon nhất thế giới sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi World's Best Rice. Cà phê Tây Nguyên, gạo Cần Thơ, dứa Đồng Giao, nhãn Ido, xoài Cát Chu, tiêu Phú Quốc, chuối Lào Cai, chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương... là những nông sản Việt được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng.

Như vậy nói "vô danh" thì có phần chưa chính xác, nhưng đây cũng là điều mà tôi trăn trở. Chúng ta xuất khẩu nhiều, nhưng 90% số đó lại ở dạng thô, sau khi nhập về thì doanh nghiệp nước ngoài chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ. 80% lượng nông sản của chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu, không logo, nhãn mác.

Tôi muốn nông sản Việt Nam phải được định vị, không thể mãi vô danh được. Muốn vậy, nông dân phải coi nông sản, thực phẩm không chỉ là sản phẩm thô mà cần được chuyển tải câu chuyện văn hóa, cảm xúc, hình ảnh. Cá nhân, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề về pháp lý, thương mại hóa, quy định quốc tế... để bảo đảm quyền lợi khi tham gia "sân chơi", thị trường toàn cầu.

Hoàng Thùy

Adblock test (Why?)


Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có cuộc cách mạng trong nông nghiệp' - VnExpress
Read More

Vượt mặt Apple, Samsung là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới - Zing

Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc giành ngôi đầu khi bán ra 270 triệu thiết bị trong năm qua.

Theo CNBC, Samsung đã giành ngôi quán quân về doanh số smartphone trong năm 2021. Số liệu của công ty nghiên cứu International Data Corporation (IDC) cho thấy hãng đã xuất xưởng 272 triệu thiết bị trong năm qua, chiếm đến 20% thị phần toàn cầu.

Xếp ngay sau Samsung là Apple với tổng lượng máy xuất xưởng là 235,7 triệu smartphone. Xiaomi (191 triệu chiếc), Oppo (133,5 triệu chiếc) và Vivo (128,3 triệu chiếc) lần lượt là những thương hiệu góp mặt trong top 5.

Số liệu của Counterpoint Research có đôi chút khác biệt về con số, nhưng vị trí 5 hãng dẫn đầu vẫn giữ nguyên. Samsung vẫn chiếm ngôi vị đầu bảng với 271 triệu thiết bị, trong khi đó Apple đạt 235,7 triệu chiếc. Con số của Xiaomi, Oppo và Vivo lần lượt là 190 triệu, 143,2 triệu và 131,3 triệu smartphone.

Apple, Samsung, smartphone, 2021 anh 1

Samsung vẫn giữ ngôi đầu về smartphone, dù nhiều nhà máy của hãng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. Ảnh: Reuters.

Theo IDC, các hãng sản xuất điện thoại đã xuất xưởng 1,35 tỷ smartphone trong năm vừa qua, tăng 5.7% tổng sản phẩm so với năm ngoái.

Tuy nhiên, những hạn chế trong chuỗi cung ứng đã khiến cho lượng hàng trong quý 4 cuối năm sụt giảm so với cùng kỳ năm trước đó, theo Cnet.

“Thiếu hụt nguồn cung và các linh kiện đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thị trường điện thoại thông minh kể từ quý II/2021. Vấn đề này có thể sẽ còn tiếp diễn trong năm 2022 tới đây”, Ryan Reith, Phó chủ tịch IDC cho hay.

Cũng theo công ty phân tích dữ liệu, nhu cầu về điện thoại gập và công nghệ 5G đã tăng trưởng đáng kể.

Những con số trên đã đánh dấu lần đầu tiên trong 4 năm qua, kể từ 2017, thị trường smartphone sôi động trở lại, đặc biệt là với lượt bán ra vượt trội của Apple, Counterpoint nhận định.

“Sự trở lại của thiết bị điện thoại di động trong năm vừa qua là nhờ nhu cầu mua smartphone dồn nén xuyên suốt dịch Covid-19”, Harmeet Singh Walia, nhà phân tích cấp cao tại Counterpoint cho biết.

Ngoài ra, theo ông, nhu cầu này còn bị chi phối bởi Táo Khuyết đã cho ra mắt thiết bị 5G đầu tiên của hãng, iPhone 12.

Apple, Samsung, smartphone, 2021 anh 2

Apple là thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc trong quý IV/2021 sau 6 năm nhờ iPhone 13. Ảnh: PhoneArena.

“Thị trường toàn cầu lẽ ra sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn nếu không có vấn đề về lượng cung ứng. Các nhãn hàng lớn đã giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện tốt hơn vì đã giành được thị phần tại các thương hiệu lâu năm”, nhà phân tích kết luận.

Cũng trong báo cáo của Counterpoint Research, các chuyên gia cho rằng ngành điện thoại thông minh trong năm 2022 có triển vọng tăng trưởng nếu tình hình dịch bệnh ổn định và giải quyết tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng trong giữa năm.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cũng dự đoán tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ kéo dài đến cuối năm, thậm chí là sang năm 2023.

Apple là tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất toàn cầu

Tập đoàn công nghệ lập kỷ lục với giá trị thương hiệu cao nhất từ trước tới nay.

Apple Samsung smartphone 2021 Apple iPhone Samsung nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới điện thoại thị trường

Adblock test (Why?)


Vượt mặt Apple, Samsung là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới - Zing
Read More

Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Người Lao Động

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, ngày 31-1, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 30-1 đến 16 giờ ngày 31-1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 12.674 ca nhiễm mới. Có 37 ca nhập cảnh và 12.637 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.019 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.517 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.728), Đà Nẵng (877), Bắc Ninh (781), Hải Phòng (552), Nam Định (474), Thanh Hóa (432), Hải Dương (404), Quảng Nam (403), Hưng Yên (381), Bình Định (355), Phú Thọ (348), Nghệ An (343), Bắc Giang (340), Kon Tum (288), Thái Bình (266), Vĩnh Phúc (260), Hòa Bình (235), Thái Nguyên (227), Thừa Thiên Huế (207), Lâm Đồng (198), Bình Phước (189), Ninh Bình (180), TP HCM (166), Hà Nam (159), Quảng Ninh (148), Tây Ninh (111), Cà Mau (99), Quảng Bình (96), Kiên Giang (94), Sơn La (91), Hà Giang (87), Bến Tre (87), Quảng Trị (85), Phú Yên (79), Tuyên Quang (75), Yên Bái (70), Khánh Hòa (62), Quảng Ngãi (61), Lào Cai (58), Bắc Kạn (57), Điện Biên (53), Đắk Nông (51), Bình Thuận (51), Vĩnh Long (41), Bạc Liêu (41), Lai Châu (34), Hậu Giang (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (26), Trà Vinh (25), Cao Bằng (21), Bình Dương (21), An Giang (20), Đồng Tháp (18), Ninh Thuận (18), Long An (14), Cần Thơ (12), Đồng Nai (8 ).

Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (197), Hà Nội (196), Phú Yên (99).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Kon Tum (288), Hải Dương (127), Bắc Giang (71).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 14.792 ca/ngày.

Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại TP HCM (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.275.727 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.058 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.268.708 ca, trong đó có 2.019.633 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (513.892), Bình Dương (292.879), Hà Nội (131.518), Đồng Nai (99.889), Tây Ninh (88.179).

Trong ngày, có 4.835 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.022.450 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.620 ca.

Trong ngày, cả nước ghi nhận 109 ca tử vong tại: TP HCM (4), trong đó có 1 ca từ Long An chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (20), Vĩnh Long (8), Hậu Giang (6), Kiên Giang (6), Tây Ninh (6), Đồng Tháp (5), Bình Định (4), Bình Dương (4), Hải Phòng (4), Sóc Trăng (4), TP Hồ Chí Minh (4), Bình Thuận (3), Cà Mau (3), Đắk Nông (3), Lâm Đồng (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bình Phước (2), Đà Nẵng (2), Đồng Nai (2), Khánh Hòa (2), Thái Bình (2), Thừa Thiên Huế (2), An Giang (1), Hải Dương (1), Lạng Sơn (1), Long An (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Quảng Bình (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Ninh (1), Tiền Giang (1), Trà Vinh (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 128 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.777 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Từ 27-4-2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.204.634 mẫu tương đương 77.211.793 lượt người, tăng 21.577 mẫu so với ngày trước đó.

Ngày 30-1 có 159.885 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 181.280.001 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.059.864 liều, tiêm mũi 2 là 74.137.789 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.082.348 liều.

Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Ảnh 2.
D.Thu

Adblock test (Why?)


Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Người Lao Động
Read More

Sunday, January 30, 2022

[unable to retrieve full-text content]



Read More

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - Báo Thanh Niên

Theo ghi nhận của Thanh Niên, mới 17 giờ nhưng trên đường Hồ Thị Kỷ và đường Trần Bình Trọng (P.1, Q.10, nằm trong chợ hoa) đã kẹt cứng người và xe qua lại, đa phần là người đi mua hoa Tết. Tiếng cười nói rộn ràng, tiếng còi xe inh ỏi, tiếng rao của người bán hoa làm cho khu chợ bừng lên sinh khí mà lâu lắm rồi, kể từ khi dịch Covid-19 ập tới, nhiều người mới được thấy trở lại.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 1

Dòng người chen chân tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ chiều 28 tháng Chạp

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 2

Đây là ngày cao điểm khách đổ về chợ hoa lớn nhất Sài Gòn

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 3

Người xe chen chúc nhau

cao an biên

“Cúc lưới đây mấy anh chị ơi! Cúc lưới đây! Tươi không cần tưới luôn!”, chị Ngọc Tuyền (37 tuổi, chủ vựa hoa Ngọc Tuyền) vừa chào mời vừa tư vấn cho hàng chục người đứng trước cửa hàng lựa hoa. Theo chị, hôm nay là ngày chợ hoa đón khách đông nhất trong dịp Tết năm nay. Nhìn ra con đường kẹt cứng người và xe, chị nói: “Những hôm trước khách bắt đầu đông rồi, nhưng làm sao bằng hôm nay được, tăng gấp đôi luôn. Hôm qua không kẹt, chứ hôm nay kẹt hết con đường Trần Bình Trọng luôn. Khách đông, bán được nên mừng lắm”, chị nói.

Cùng 1 chợ hoa tết Sài Gòn: Đào bán chạy như ‘tôm tươi', người bán mai rầu rĩ vì ế ẩm

Kinh nghiệm 12 năm bán hoa tại chợ, biết hôm nay là ngày cao điểm đón khách nên chị Tuyền nhập về 200 thùng cúc, mỗi thùng 80 bó. So với năm ngoái giá 30.000 đồng/bó, năm nay chị bán với giá 50.000 đồng/bó 10 bông do giá hoa dịp này tăng cao. Chị dự đoán tối nay phải bán tới tận khuya vì càng về tối khách càng đổ về chợ đông hơn.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 4

Chị Mai Linh (27 tuổi, Q.10) và chị Thuận Vi (25 tuổi, Q.10) hẹn nhau chiều nay ra chợ để mua hoa về trang trí cho gia đình dịp Tết. Đến chợ hoa Hồ Thị Kỷ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán đã trở thành thói quen suốt 4 năm qua của cả hai. "Tụi mình mua được 2 bó hoa, quá đẹp luôn, mỗi bó 200.000 đồng. Năm nay người đông quá, do dịch nên không bằng năm ngoái nhưng vẫn rất là đông luôn. Không biết lát sao chen ra được đây", chị Vi cười nói.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 5

Hoa tươi hút khách

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 6

Cửa hàng hoa Bích Phượng của bà Phượng (54 tuổi, bán hoa 25 năm tại chợ) chiều nay đông khách. Bà cho biết cửa hàng hoa của mình trong hẻm, tuy nhiên những ngày này là cao điểm khách đến nên bà thuê hẳn một sạp ngoài đường chính để bán. Nhìn khách đến mua nườm nượp, bà vui mừng cho biết đây là dấu hiệu chợ hoa hồi sinh sau đại dịch.

cao an biên

Cùng chồng đến chợ mua hoa ngày 28 Tết, chị Lê Thị Tú Trinh (38 tuổi, Q.Tân Bình) phải mất gần 1 tiếng mới có thể chọn được hoa và thoát ra khỏi dòng người chen chúc nhau. Hôm nay, chị mua một bó cúc lưới và hoa ly, chừng 200.000 đồng. Chị Trinh tâm sự gần 5 năm nay, hầu như Tết nào chị cũng ghé chợ hoa để mua vì ở đây đa dạng về mẫu mã cũng như chị cảm nhận được không khí Tết ở Sài Gòn.

“Đông người quá, đông hơn so với sự tưởng tượng của mình dù đã quen với việc chợ hoa này kẹt cứng vào mỗi dịp cuối năm. Nhưng không sao, đông vậy thì vui, cho thấy Sài Gòn mình đang hồi sinh mạnh mẽ sau dịch. Nhưng vì sợ đông nên tôi nhắn chồng đợi ở ngoài kia, chắc ổng cũng đang chờ”, nói xong chị vội vã len vào dòng người rời chợ.

Hơn 18 giờ 30 phút, người dân đến chợ hoa ngày càng đông đúc hơn. Khách thì vui vì được mang về nhà một bó hoa ưng ý, người bán thì cười tít mắt vì Tết này “ấm” hơn sau một năm tan tác vì Covid-19.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 7

Bà Nguyễn Ngọc Tú Khuyên (39 tuổi, Q.Gò Vấp) cùng cháu trai tới chợ mua hoa trang trí Tết. Trong lúc chờ cháu đang mua thêm một số loại hoa khác, bà tâm sự hôm nay dự định mua 4 triệu đồng tiền hoa. "Ra chợ hoa Hồ Thị Kỷ mỗi dịp Tết đã trở thành thông lệ của tôi 10 năm qua. Không ra đây là không thấy hết được vẻ đẹp của Tết Sài Gòn đâu", bà nói

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 8

Hoa cúc lưới, hoa ly... được nhiều người chọn mua

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 9

Đường Trần Bình Trọng đông nghẹt khách tới mua hoa, người và phương tiện chen chúc, rất khó di chuyển

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 10

Bà Nguyễn Thị Thu (60 tuổi) có thâm niên 25 năm kinh doanh tại chợ hoa này cho biết những ngày trước, bà chủ yếu nhập bông cúc vạn thọ về bán cho dịp 23 tháng Chạp. Sau đó, bà tiếp tục nhập cúc lưới, hoa ly về bán cho năm mới. "Bán được lắm, cũng may là trời thương. Mong mai nữa là bán hết luôn để ăn Tết cho ngon", bà hy vọng.

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 11

Nhiều người vui mừng vì chọn được các loại hoa ưng ý

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 12
28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 13

Người đi chợ mang về những bó hoa ưng ý cho ngày Tết, người bán thì mừng vì buôn bán được dịp cuối năm

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 14

Càng về tối, chợ hoa càng đông

cao an biên

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - Báo Thanh Niên
Read More

Sát Tết, các trụ ATM giao dịch thưa thớt - Người Lao Động

Chuyện hiếm thấy ở các trụ ATM ngày giáp Tết - Ảnh 1.

Nhu cầu rút tiền ATM gần Tết Âm lịch giảm mạnh

Khảo sát tại TP HCM trong các ngày gần Tết Âm lịch, hầu hết các máy ATM đều đáp ứng nhu cầu giao dịch, tình trạng chủ thẻ xếp hàng rút tiền rất ít khi xảy ra.

Nếu dịp Tết các năm trước, 4 máy ATM của Vietcombank trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 luôn tấp nập khách hàng thì năm nay số lượng người giao dịch rất ít. 

Tương tự, ATM của nhiều ngân hàng đặt tại Khu công nghiệp Tân Bình, Khu chế xuất Tân Thuận, các trung tâm thương mại… số lượng người chờ đến lượt rút tiền cũng không nhiều. Còn ATM nằm dọc theo một số đường phố lớn ở TP HCM thì có nhiều thời điểm vắng bóng người rút tiền.

Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Anh Tuấn (quận Phú Nhuận) tiết lộ với việc sử dụng 3 thẻ ngân hàng và 2 tài khoản cá nhân, anh thường xuyên thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống online của ngân hàng. "Còn trường hợp mua hàng trực tiếp thì tôi chọn các điểm mua sắm có thể chuyển khoản hoặc thanh toán qua thẻ để tránh tiếp xúc, lây lan dịch bệnh nên gần 1 năm qua gần như không có nhu cầu rút tiền tại ATM. Thậm chí khi trả tiền dịch vụ hớt tóc 200.000 đồng, tôi chuyển khoản cho chủ tiệm là xong"- anh Tuấn, nói.

Đại diện của Vietcombank cho hay từ đầu năm 2021 đến nay giao dịch tại ATM của Vietcombank giảm 10%. Trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần, nhu cầu rút tiền của khách hàng năm nay không nhiều như các năm trước, hoạt động tiếp quỹ trong các ngày gần đây của Vietcombank diễn ra bình thường. Ngay cả các khu công nghiệp, nhu cầu rút tiền cũng chỉ tăng nhẹ, thay vì tăng gấp 3 - 4 lần như những năm chưa xảy ra dịch bệnh.

Nhiều ngân hàng thương mại khác cũng cho biết dịp Tết năm nay, tần suất tiếp quỹ ATM cũng giảm mạnh. Nếu các năm trước ngân hàng phải tiếp quỹ ATM 2-3 lần/ngày thì nay chỉ tiếp quỹ một lần/ngày.

Trong khi ATM vắng khách thì những ngày qua, các ngân hàng cho biết tần suất giao dịch online tăng rất mạnh khiến các app ngân hàng thường xuyên bị lỗi dẫn đến việc chuyển tiền online có khi bị tắc nghẽn. Điều này cho thấy người tiêu dùng tập trung giao dịch không tiền mặt. Nhu cầu rút tiền tại ATM sụt giảm là tất yếu.

Chuyện hiếm thấy ở các trụ ATM ngày giáp Tết - Ảnh 2.

Người tiêu dùng tập trung thanh toán không tiền mặt, giao dịch tại các trụ ATM thưa thớt trong dịp Tết Nhâm Dần 2022

Bà Nguyễn Thị Hồng Quyên - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) - cho hay năm 2021, tổng số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống NAPAS tăng trưởng 94% về số lượng giao dịch và 131% về giá trị giao dịch so với năm 2020. Đặc biệt, giao dịch rút tiền mặt ATM được xử lý qua hệ thống NAPAS trong năm 2021 giảm 5% so với năm trước, phản ánh sự chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ của thanh toán không dùng tiền mặt.

Lãnh đạo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết nhu cầu rút tiền mặt tại ATM vào dịp Tết năm nay không lớn như mọi năm. Nguyên chủ yếu là do Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của người dân. Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán điện tử, từ hệ thống ATM sang các hệ thống thanh toán khác như thanh toán 24/7, điểm thanh toán chấp nhận thẻ, thanh toán bằng di động…

"Hiện nay Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) có thể thực hiện được khối lượng giao dịch rất lớn, mỗi ngày có thể lên tới 7 triệu giao dịch chuyển mạch"- vị lãnh đạo Vụ Thanh toán cho biết thêm.

Tin - ảnh: Thy Thơ

Adblock test (Why?)


Sát Tết, các trụ ATM giao dịch thưa thớt - Người Lao Động
Read More

Saturday, January 29, 2022

Đường hoa Nguyễn Huệ đông người tham quan ngày mở cửa - VnExpress

20h15, sau lễ khai mạc ban tổ chức bắt đầu mở cửa cho người dân tham quan. Để phòng Covid-19, đường hoa làm rào chắn và chỉ mở hai lối vào ở đoạn gần đài phun nước cạnh UBND TP.

Khách được bảo vệ kiểm tra chứng nhận đã tiêm vacicne, hướng dẫn rửa tay sát khuẩn, đi qua camera đo thân nhiệt. Người có nhiệt độ cao được hướng dẫn ra khu vực riêng, chờ kiểm tra lại. Trong suốt thời gian tham quan, du khách phải đeo khẩu trang kể cả khi chụp hình.

Adblock test (Why?)


Đường hoa Nguyễn Huệ đông người tham quan ngày mở cửa - VnExpress
Read More

Hà Nội yêu cầu rà soát đấu giá, kiểm soát nguy cơ bong bóng bất động sản - Dân Trí Mobile

Hà Nội yêu cầu rà soát đấu giá, kiểm soát nguy cơ bong bóng bất động sản - 1

Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về đầu tư kinh doanh, môi giới bất động sản (Ảnh: IT).

Trong Văn bản số 265, UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, tránh để xảy ra tình trạng "bong bóng" bất động sản trên địa bàn.

Cụ thể, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì công bố công khai các đồ án về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển hạ tầng, các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính... tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng phao tin đồn, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý, kiểm soát chặt chẽ công tác đấu giá đất, việc định giá đất bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Cơ quan này cũng cần tập trung rà soát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tư vấn đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường; đánh giá tình hình, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là tác động của các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, có ý đồ gây biến động lớn về giá để trục lợi...

Sở Tài chính phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý, kiểm soát việc quản lý giá đất nhằm bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Còn Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát các dự án bất động sản đã có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đặc biệt là các dự án bất động sản nhà ở cao cấp để xử lý theo hướng sau: Đối với các dự án bất động sản nhà ở trung, cao cấp đang tồn kho hoặc chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh quy mô căn hộ sang phân khúc bình dân thì cần giải quyết ngay thủ tục cho phép chuyển đổi; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang tồn tại đối với các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở phân khúc bình dân, giá thấp đang gặp khó khăn trên phạm vi địa bàn...

Sở Xây dựng được giao theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến thị trường, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến và "bong bóng" bất động sản trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thu thập các thông tin liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản; định kỳ công bố thông tin, dữ liệu cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định.

Đồng thời, Sở Xây dựng cũng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về đầu tư kinh doanh, môi giới bất động sản; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn, tạo hiệu ứng đầu tư theo tâm lý đám đông... gây bất ổn cho thị trường; xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất chưa đủ điều kiện tham gia thị trường bất động sản.

UBND thành phố giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát việc cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất, đầu tư các dự án bất động sản bảo đảm đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về cho vay vốn tín dụng.

Adblock test (Why?)


Hà Nội yêu cầu rà soát đấu giá, kiểm soát nguy cơ bong bóng bất động sản - Dân Trí Mobile
Read More

Friday, January 28, 2022

Rục rịch mở tour đi nước ngoài: Vẫn còn rào cản - Vietnamnet.vn

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Adblock test (Why?)


Rục rịch mở tour đi nước ngoài: Vẫn còn rào cản - Vietnamnet.vn
Read More

Bộ Công thương: Tháo gỡ tài chính cho lọc hóa dầu Nghi Sơn, không sản xuất phải nhập - Tuổi Trẻ Online

Bộ Công thương: Tháo gỡ tài chính cho lọc hóa dầu Nghi Sơn, không sản xuất phải nhập - Ảnh 1.

Các bên liên quan đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho lọc hóa dầu Nghi Sơn - Ảnh: PVN

Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp báo Chính phủ thường kỳ về việc tháo gỡ khó khăn tại Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) - đơn vị vận hành Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn để đảm bảo ổn định sản xuất, ông Đỗ Thắng Hải - thứ trưởng Bộ Công thương - cho biết các bên liên quan đã trao đổi để có biện pháp giải quyết đối với Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn - đơn vị do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư chiếm 25,1% vốn.

Do đó, những vấn đề nội tại của doanh nghiệp trước hết phải do doanh nghiệp cũng như chủ đầu tư - PVN giải quyết, xử lý, tiếp đến là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - cơ quan chủ quản của PVN.

Ông Hải cho hay Thủ tướng đã có chỉ đạo về việc giải quyết tổng thể vấn đề của Lọc dầu Nghi Sơn, trong đó nêu rõ trách nhiệm cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, PVN phải có bàn bạc, đàm phán các vấn đề nội tại của doanh nghiệp.

Với những quan ngại về nguồn cung xăng dầu có thể bị đứt gãy do lọc hóa dầu Nghi Sơn giảm sản xuất, ông Hải cho rằng do doanh nghiệp này cung cấp tới 35% thị phần nên khi có sự thay đổi, nhất là giảm công suất sản xuất thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung xăng dầu.

"Từ đầu tháng 1 doanh nghiệp này đã có sự sụt giảm công suất từ 105% công suất xuống 80%, tức là giảm 25%. Thực tế việc này ảnh hưởng nhất định với một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Bộ Công thương đã yêu cầu nhà máy này báo cáo cụ thể, tới chiều 26-1 chúng tôi nhận được báo cáo chính thức về việc nhà máy có thể dừng vào ngày 13-2" - ông Hải thông tin.

Trước tình hình này, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết đã yêu cầu doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề nội tại, cũng như thực hiện trách nhiệm của nhà máy là đảm bảo cung cấp theo hợp đồng đã ký cho các đầu mối kinh doanh. Nghị định 95 quy định, trường hợp không sản xuất đủ thì phải nhập khẩu để bù cho lượng đã ký kết.

Ông Hải cũng thông tin thêm chiều 27-1, lãnh đạo Chính phủ - Phó thủ tướng Lê Văn Thành - đã chủ trì cuộc họp với PVN, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, Bộ Công thương về vấn đề này và đã có chỉ đạo.

Sáng nay (28-1), hội đồng thành viên PVN đã họp và đưa ra một số quyết sách để đảm bảo việc sản xuất của Nghi Sơn được tiếp tục trong thời gian tới, tái cơ cấu tổng thể về điều hành, cơ cấu về tài chính…

Về phía Bộ Công thương, ông Hải cho biết đã có văn bản, trực tiếp liên hệ với một số đầu mối xăng dầu có thị phần lớn như Petrolimex, PVOil… để có sự phối hợp, chủ động tìm nguồn cung để đảm bảo an ninh năng lượng. Bởi mặt hàng này không những phục vụ trực tiếp đời sống người dân mà còn là đầu vào sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, bộ trưởng Bộ Công thương đã có công điện chỉ đạo chung quản lý thị trường kiểm tra, giám sát cửa hàng xăng dầu phải bán theo quy định; muốn dừng bán phải thông báo và phải được sự đồng ý của sở công thương; xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm, thậm chí tước quyền sử dụng giấy phép, thu hồi giấy phép.

Cũng theo thông tin mới nhất được PVN cập nhật, tập đoàn này cho hay đã quyết liệt đàm phán với các đối tác nước ngoài gồm Công ty Dầu khí quốc tế Cô Oét - KPE, Công ty Idemisui Kosan Nhật Bản - IKC và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản - MCI về chủ trương, nguyên tắc xây dựng phương án tái cấu trúc tổng thể NSRP.

Theo đó, với mục tiêu vận hành ổn định, hiệu quả, bền vững, tuân thủ quy định, luật pháp hiện hành, các bên đã chấp thuận nguyên tắc tái cấu trúc NSRP do PVN đề xuất và thống nhất hỗ trợ nguồn lực tài chính ngắn hạn để giúp NSRP cải thiện dòng tiền, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian hoàn thiện phương án tái cấu trúc.

Adblock test (Why?)


Bộ Công thương: Tháo gỡ tài chính cho lọc hóa dầu Nghi Sơn, không sản xuất phải nhập - Tuổi Trẻ Online
Read More

Giá vàng hôm nay 29-1: Lao xuống rồi bất ngờ vọt lên - Người Lao Động

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước bật tăng nhẹ dù giá vàng thế giới tiếp tục giảm.

Lúc 9 giờ, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 61,9 triệu đồng/lượng, bán ra 62,55 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng mỗi lượng so với cuối ngày hôm qua.

Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 52,65 triệu đồng/lượng mua vào, 53,35 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 200.000 đồng/lượng.

Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng PNJ cao hơn giá vàng trang sức 100.000 đồng/lượng, ở mức 52,65 triệu đồng/lượng mua vào, 53,45 triệu đồng/lượng bán ra.

Tỉ giá trung tâm cuối tuần được Ngân hàng Nhà nước niêm yết 23.099 đồng/USD, ổn định so với hôm qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại cũng đứng yên ở mức 22.500 đồng/USD mua vào, 22.780 đồng/USD bán ra.

Giá vàng hôm nay 29-1: Giảm 56 USD/ounce trong 3 phiên giao dịch - Ảnh 1.

Giá vàng hôm nay của thế giới giảm tiếp

Đầu ngày 29-1 (theo giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.792 USD/ounce, đánh dấu thêm một phiên giảm 3 USD/ounce sau khi đã giảm tổng cộng 53 USD/ounce trong 2 phiên trước.

Trước đó tại Việt Nam, giá vàng SJC ngày 28-1 cũng giảm 50.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại 62,5 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 13 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay 29-1: Giảm 56 USD/ounce trong 3 phiên giao dịch - Ảnh 2.

Giá vàng thế giới đêm qua có lúc giảm hàng chục USD/oucne khi dòng tiền dồn vào cổ phiếu. Sau đó, giá vàng bất ngờ tăng trở lại do đồng USD suy yếu so với nhiều ngoại tệ khác.

Tuy Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết tình trạng mất cân bằng kinh tế của Trung Quốc trở nên trầm trọng và dự báo năm 2022 tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ đạt 4,8%, giảm 0,9 điểm % so với dự báo trước là 5,7%.

Theo giới phân tích, thông tin này không tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Mỹ. Ngược lại, giới đầu tư lại dồn vốn vào cổ phiếu sau khi các chỉ số trên Phố Wall liên tục giảm điểm trong nhiều phiên giao dịch trước. Kết quả chứng khoán Mỹ đã "xanh" sàn trở lại. Các chỉ số Dowjones tăng mạnh 564 điểm, S&P 500 tăng 105 điểm, Nasdaq tăng 417 điểm.

Điều này cho thấy dòng tiền chảy vào kim loại quý bị hạn chế. Giá vàng hôm nay rơi vào hoàn cảnh bất lợi. Từ đó, giới kinh doanh vàng buộc phải bán ra thu hồi vốn. Giá vàng thế giới có lúc giảm 20 USD/ounce, từ 1.800 USD/ounce xuống 1.780 USD/ounce lúc 21 giờ ngày 28-1.

Trong khi đó, Mỹ công bố chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12-2021 tăng 4,9%, cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo là 4,8%. Một cuộc khảo sát của Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy thu nhập cá nhân chỉ tăng 0,3%, thấp hơn 0,2 điểm% so với kỳ vọng tăng 0,5%, còn chi tiêu cá nhân lại giảm 0,6%.

Có lẽ các dữ liệu này khiến một số thành viên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhận định lạm phát còn tăng cao và tiếp tục kéo dài. Lập tức, thị trường tiền tệ có phản ứng. Nhiều người bắt đầu bán ra "đồng bạc xanh" khiến USD đảo chiều giảm giá so với nhiều đồng tiền mạnh khác.

Trước sự giảm giá của USD, những người chuyên lướt sóng vàng liền đưa vốn vào kim loại quý. Giá vàng hôm nay từ 1.780 USD/ounce vọt lên 1.792 USD/ounce rồi đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại mức giá này.

Thy Thơ - Thái Phương. Ảnh: Tấn Thạnh - Đồ họa: Tấn Nguyên

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay 29-1: Lao xuống rồi bất ngờ vọt lên - Người Lao Động
Read More

Vụ Công ty Việt Á: Bộ Công an đang phối hợp với Cục Điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng - Người Lao Động

Ngày 28-1, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, đã thông tin về tiến độ điều tra vụ "thổi giá" kit xét nghiệm liên quan Công ty Việt Á.

Vụ Công ty Việt Á: Bộ Công an đang phối hợp với Cục Điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng - Ảnh 1.

Trung tướng Tô Ân Xô trả lời báo chí

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tích cực triển khai điều tra theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

"Cơ quan điều tra đang từng bước làm rõ bản chất của vụ việc. Hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra đang phối hợp, trao đổi thông tin với 3 đoàn kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Cục Điều tra Hình sự - Bộ Quốc phòng để điều tra, xử lý các vấn đề liên quan. Trong đó, có việc thu thập hồ sơ, tài liệu và xác định các sai phạm" - Trung tướng Tô Ân Xô nói và cho biết vụ án liên quan đến nhiều cá nhân.

Về kết quả thu hồi tài sản trong vụ án này, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết Cơ quan điều tra đã thu giữ, kê biên, phong toả, ngăn chặn giao dịch bất động sản, tài khoản trị giá 1.220 tỉ đồng. Trong đó có 380 tỉ đồng tiền mặt, giá trị bất động sản khoảng 840 tỉ đồng.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết thêm Cơ quan cảnh sát điều tra và Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đang triển khai các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ một số hành vi trục lợi trong dịch bệnh Covid-19. Theo ông Tô Ân Xô, tinh thần của Bộ Công an là điều tra rất tích cực, làm xuyên Tết để sớm có kết luận.

Vụ Công ty Việt Á: Bộ Công an đang phối hợp với Cục Điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng - Ảnh 2.

Bị can Phan Quốc Việt (bìa trái) cùng các bị can ở Công ty Việt Á

Liên quan đến vụ "thổi giá" kit xét nghiệm Công ty Việt Á, ngoài các lãnh đạo Công ty Việt Á bị khởi tố, bắt giam, cơ quan điều tra cũng đã khởi tố một số người liên quan, trong đó có lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các địa phương như Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương...

Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, người đại diện pháp luật. Tháng 4-2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.

Bước đầu, Phan Quốc Việt và các lãnh đạo chủ chốt Công ty Việt Á đã khai nhận quá trình kinh doanh, tiêu thụ kit xét nghiệm Covid-19 của công ty này. Lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19, sản phẩm kit test thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành sử dụng.

Sau đó, Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách công ty sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (công ty liên danh, công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho công ty theo giá do công ty đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.

Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn. Nhằm thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành trong quá trình cung cấp sản phẩm.

Minh Chiến

Adblock test (Why?)


Vụ Công ty Việt Á: Bộ Công an đang phối hợp với Cục Điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng - Người Lao Động
Read More

Tin sáng 29-1: Chống dịch COVID-19 ngày sát Tết có tín hiệu tốt, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1% - Tuổi Trẻ Online

Tin sáng 29-1: Chống dịch COVID-19 ngày sát Tết có tín hiệu tốt, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1% - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin Pfizer mũi 3 cho người dân ở quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 21,2%, số ca tử vong giảm 7,5%, số ca khỏi bệnh tăng 6,2%, số ca đang điều trị tại bệnh viện tăng 3,4%, số ca nặng và nguy kịch giảm 11,6%.

Tin sáng 29-1: Chống dịch COVID-19 ngày sát Tết có tín hiệu tốt, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1% - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin thần tốc trong 1 tháng

Bắt đầu từ hôm nay (29-1) đến hết ngày 28-2, Bộ Y tế sẽ tổ chức Chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 thần tốc mùa xuân năm 2022 cho toàn bộ trẻ em, người lớn có chỉ định và đến thời gian tiêm.

Đây là nội dung triển khai chiến dịch tiêm chủng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022 của Bộ Y tế. 

Theo kế hoạch, chiến dịch được triển khai trên quy mô toàn quốc tại tất cả các xã, phường, thị trấn.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh thành chỉ đạo sở y tế tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm chủng mùa xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tuyệt đối không để lãng phí. 

Triển khai chiến dịch đảm bảo tiêm chủng theo đúng số lượng vắc xin COVID-19 đã được cấp, không để lãng phí vắc xin.

Tin sáng 29-1: Chống dịch COVID-19 ngày sát Tết có tín hiệu tốt, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1% - Ảnh 3.

Nhân viên y tế lấy mẫu cho người dân phường 3, quận Bình Thạnh - Ảnh: DUYÊN PHAN

Có thể ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng dịp Tết

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đến nay Việt Nam đã ghi nhận 166 ca Omicron, trong đó có 6 ca phát hiện trong nước tại TP.HCM (5), Hà Nội (1) và 160 ca nhập cảnh từ 22 quốc gia trên 49 chuyến bay và qua 1 cửa khẩu đường bộ (Mộc Bài, Tây Ninh). Các hành khách đi cùng đã được cách ly, theo dõi, quản lý ngay khi nhập cảnh, sức khỏe ổn định.

So sánh giữa tháng 1-2022 và tháng 12-2021, số ca tử vong/100.000 dân của tháng 1-2022 ghi nhận là 5 ca (giảm 2 ca so với tháng trước).

Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2022, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng kể cả biến chủng Omicron và thậm chí có thể sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron.

Trong bối cảnh dần mở cửa các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế trở lại sẽ làm gia tăng số nhập viện tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người già, người có bệnh nền).

Tin sáng 29-1: Chống dịch COVID-19 ngày sát Tết có tín hiệu tốt, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1% - Ảnh 4.

Tình nguyện viên sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển tới những con ngõ nhỏ, ngách bé... để phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Lần đầu tiên đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn mới, Hà Nội chỉ còn 13 xã phường "vùng cam"

Hà Nội vừa có thông báo đánh giá cấp độ dịch mới. Đây là lần đầu tiên Hà Nội đánh giá cấp độ dịch quy mô xã, phường theo quyết định 218 của Bộ Y tế ban hành ngày 27-1 (4800 sửa đổi) hướng dẫn thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ.

Theo đó, hiện Hà Nội có 517 xã phường đạt cấp độ 1 (tương ứng với màu xanh, nguy cơ thấp), 49 xã phường đạt cấp độ 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình), 13 xã phường đạt cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao) và không có địa bàn nào cấp độ 4 (màu đỏ, nguy cơ rất cao).

Cụ thể 13 xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch ở mức cấp độ 3, phân bố theo 10 quận huyện gồm quận Ba Đình 1 phường (Thành Công), Chương Mỹ 2 xã (Đông Phương Yên và Hữu Văn), Đan Phượng 1 xã (Hạ Mỗ), Đống Đa 2 phường (Phương Liên và Quốc Tử Giám), Gia Lâm 1 xã (Phú Thị), Hoàn Kiếm 2 phường (Đồng Xuân và Phúc Tân), Nam Từ Liêm 1 phường (Phú Đô), Thanh Trì 1 xã (Tân Triều), Thanh Xuân 1 phường (Kim Giang), Thường Tín 1 xã (Liên Phương).

13 xã, phường này được đánh giá cấp độ dịch ở mức 3 dựa vào 2 tiêu chí là mức độ lây nhiễm ở mức 4 và khả năng đáp ứng ở mức cao.

So với cách đánh giá cũ, xếp loại mức độ dịch theo cách mới cho thấy gần như toàn Hà Nội đã ở mức xanh.

Tin sáng 29-1: Chống dịch COVID-19 ngày sát Tết có tín hiệu tốt, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1% - Ảnh 5.

Nhân viên y tế làm việc tại Trung tâm Hồi sức COVID-19, Bệnh viện dã chiến số 14 (Q.Tân Phú, TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành

- Trong 2.885 ca COVID-19 mới phát hiện ở Hà Nội ngày 28-1, có 614 ca cộng đồng. Hiện có 771 bệnh nhân nặng, nguy kịch đang điều trị tại các bệnh viện ở thủ đô. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như Đống Đa (159), Hoàng Mai (148), Đông Anh (142), Nam Từ Liêm (133), Gia Lâm (128)

Như vậy, đến nay Hà Nội ghi nhận 126.211 ca COVID-19. Tới hết ngày 27-1, Hà Nội hiện có 70.837 F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (145), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (160), tại các bệnh viện của Hà Nội là 3.408.

Ngày 27-1, có 23 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29-4-2021 đến nay là 560 người.

- Ngày 28/1, thống kê lũy kế số người mắc COVID-19 của tỉnh Hải Dương đến nay đã vượt 9.900 ca, trong đó có 17 bệnh nhân tử vong. Hải Dương xác định việc cứu chữa, điều trị cho bệnh nhân nặng và nguy kịch là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm kiểm soát được tỉ lệ bệnh nhân tử vong vì COVID-19.

Thống kê từ 12-10-2021 đến hết ngày 27-1-2022, Hải Dương ghi nhận trên 9.944 ca COVID-19, hiện còn 4.263 người đang được điều trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố và tại nhà. Toàn tỉnh còn trên 17.500 người đang cách ly.

Adblock test (Why?)


Tin sáng 29-1: Chống dịch COVID-19 ngày sát Tết có tín hiệu tốt, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1% - Tuổi Trẻ Online
Read More

Rục rịch mở tour đi nước ngoài: Vẫn còn rào cản - Vietnamnet.vn

DN lữ hành rục rịch bán tour cho khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, do vướng về thủ tục nhập cảnh cũng như chính sách phòng chống dịch của các nước, việc mở tour chủ yếu để khởi động và đo lường nhu cầu khách.

Khởi động sau 2 năm bất động

Một số công ty lữ hành trong nước đã mở bán tour du lịch nước ngoài ngay dịp Tết Nguyên đán 2022, sau 2 năm bất động do dịch Covid-19. 

Đáng chú ý là tour du lịch tự lái xe (caravan) khám phá Phnom Penh - Siem Reap (Campuchia) của công ty Hòn Ngọc Viễn Đông, khởi hành mùng 2, mùng 5 Tết, với số lượng hạn chế để đảm bảo an toàn. Đến thời điểm này, khách đã đăng ký đủ. Ai muốn đi chờ đến mùng 10/1 âm lịch mới có chuyến tiếp theo. 

Nhờ được miễn visa, du khách chỉ cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Công ty hỗ trợ phí xét nghiệm Covid-19 tại cả Việt Nam và Campuchia. Khách đi về không bị cách ly, chỉ tự theo dõi sức khỏe tại nhà 3 ngày. 

Hào hứng xuất ngoại đi chơi: Đi vướng về mắc, lo phải chờ bay giải cứu
Du lịch caravan sang Campuchia khá phát triển thời gian qua, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam

Du lịch Vietravel thì mở bán tour đi Mỹ, khởi hành ngay từ mùng 3, 6 và 9/1 âm lịch, với giá từ 100 triệu đồng/khách và tour trải nghiệm đẳng cấp tại Maldives, 69 triệu đồng/người (khởi hành mùng 3 Tết). 

Tuy đến cuối năm mới diễn ra World Cup 2002 tại Qatar, nhưng DN này cũng mở bán tour ngay từ những ngày đầu năm. Bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh - Phó Giám đốc Ban Tiếp thị Công ty Vietravel, cho hay, với mức giá dự kiến 200 triệu đồng, khách sẽ được trải nghiệm tour 5 ngày 4 đêm xem World Cup 2022, chưa gồm vé xem bóng đá.

Sau Tết, Vietravel sẽ mở thêm các tour đi Campuchia, châu Âu nhờ đường bay thuận tiện và nhận khách du lịch Việt Nam; tiếp đó là các tour đến Dubai, Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo bà Khanh, khách có nhu cầu đi du lịch nước ngoài đã hỏi thông tin về tour outbound từ tháng 10/2021.

Tour "Đi Qatar xem World Cup 2022" cũng được công ty PATTOURS lên lịch, khởi hành từ tháng 4-12/2022. Cùng với đó là các tour khám phá nước Nga (từ tháng 5); du thuyền Bắc Âu và vùng Baltic (từ tháng 6-10/2022); con đường Tơ lụa 3 nước Trung Á (từ tháng 6-11/2022)... 

BenThanh Tourist thì có kế hoạch tổ chức các tour đường bay charter Nhật Bản, Hàn Quốc và các thị trường xa như Nam Mỹ.

ÔNg Phùng Tuấn, Chủ tịch Công ty Caravan Việt Nam, đồng thời là ông chủ của một DN chuyên đưa khách Việt sang Mỹ, đánh giá, nhu cầu du lịch nước ngoài hai năm qua tương đối lớn do bị dồn nén. Do đó, ngay sau Tết, ông sẽ đi khảo sát thị trường Mỹ để lên kế hoạch đưa khách Việt trở lại.

Đại diện Flamingo Redtours cho hay đang xem xét nhu cầu khách hàng để có lộ trình xây dựng sản phẩm phù hợp. Xu hướng tour outbound năm 2022, đầu tiên sẽ là những chuyến công tác đến điểm gần như Thái Lan, Singapore,... tiếp đó là Hàn Quốc, Nhật Bản rồi mới tới các điểm xa như châu Âu, châu Mỹ, vị này dự đoán.

Vẫn còn trở ngại 

Theo các DN lữ hành, khó khăn khi triển khai tour du lịch nước ngoài là vấn đề visa, thủ tục nhập cảnh cũng như phụ thuộc vào việc mở lại các đường quốc tế, số lượng chuyến bay và chính sách phòng chống dịch của các nước. Ngoài ra, việc công nhận “hộ chiếu vắc xin” lẫn nhau cũng là một rào cản.

Hào hứng xuất ngoại đi chơi: Đi vướng về mắc, lo phải chờ bay giải cứu
Ngay sau Tết, các tour outbound được khởi hành (ảnh Vietnam Discovery)

Báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) tại Hội thảo "Thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế", do Bộ VH-TT&DL tổ chức ngày 24/1, cho hay, Việt Nam đã mở lại đường bay quốc tế tới 10 quốc gia/vùng lãnh thổ gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Bắc (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào, Hoa Kỳ (từ đầu 1/2022), Úc (từ 13/1), Đức, Pháp, Nga và Anh (từ 24/1). Đến nay, tại nhiều thị trường, các hãng hàng không hai bên triển khai tối đa lượng tải cung ứng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc, Singapore.

Tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tần suất các đường bay trên và bổ sung thêm thị trường trọng điểm mới tại Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Trung Đông, Nam Á.

Tuy nhiên, nhiều thị trường du lịch truyền thống của người Việt đang hạn chế người nhập cảnh từ Việt Nam (Nhật Bản, Hàn Quốc), yêu cầu cách ly dù đã tiêm đủ liều (Singapore, Thái Lan), hạn chế tối đa người nhập cảnh (Trung Quốc),... nên gây khó khăn cho người Việt Nam muốn đi du lịch nước ngoài.

Chính vì thế, CEO một công ty lữ hành tại Hà Nội - chuyên đưa khách Việt Nam đi Nhật Bản - chia sẻ, DN chưa thể bán tour outbound trở lại, dù nhu cầu là có. Kể cả khi đường bay quốc tế thường lệ tới Nhật đã mở lại, nhưng chủ yếu là đón người Việt về nước. Do đó, công ty vẫn đang chờ chính sách mới từ Nhật mới có thể mở bán tour.

Hơn nữa, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho hay, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các DN lữ hành có thể tổ chức cho khách đi du lịch nước ngoài, song việc triển khai chưa khả thi do chưa nhiều quốc gia công nhận Giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam, hay còn gọi là hộ chiếu vắc xin. 

Đến nay, mới có 10 quốc gia công nhận hộ chiếu vắc xin của Việt Nam. Đại diện Cục Hàng không thắc mắc, vậy, liệu đến hết tháng 4/2022, có bao nhiêu nước sẽ công nhận? Khi đó, có thể khôi phục mạnh mẽ hoạt động du lịch outbound chưa? Ngoài ra, quy trình, thủ tục đối với khách du lịch Việt Nam đi nước ngoài sử dụng “hộ chiếu vắc xin” như thế nào.

Tâm lý lo ngại với du khách outbound là khi gặp rủi ro về dịch bệnh ở nước ngoài, họ có nguy cơ bị kẹt lại như đã từng xảy ra thời điểm đầu dịch. Khách du lịch lại phải trông đợi các chuyến bay giải cứu.

Do đó, Cục Hàng không kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao trao đổi với các đối tác, trước mắt là các quốc gia Đông Nam Á, để có quy chế công nhận “hộ chiếu vắc xin”, đảm bảo công dân Việt Nam đáp ứng điều kiện về kiểm soát dịch bệnh khi đi du lịch sẽ không phải cách ly. Đồng thời, dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế về nhập cảnh đối với công dân Việt Nam khi về nước, không giới hạn loại hình và hình thức vận chuyển.

Ng.Hà

Quyết mở càng sớm càng tốt, không chờ đến 1/5

Quyết mở càng sớm càng tốt, không chờ đến 1/5

Rất nhiều ý kiến đề xuất, cần mở cửa đón khách quốc tế càng sớm càng tốt, không cần chờ đến 30/4-15. Theo chuyên gia dịch tễ học, chúng ta chỉ đóng cửa khi chờ vắc xin, còn đạt miễn dịch rồi thì đóng đến bao giờ.

Adblock test (Why?)


Rục rịch mở tour đi nước ngoài: Vẫn còn rào cản - Vietnamnet.vn
Read More

Tạm dừng tổ chức lễ hội Tết trên cả nước - Tuổi Trẻ Online

Tạm dừng tổ chức lễ hội Tết trên cả nước - Ảnh 1.

Người dân tham gia lễ hội đền Hùng năm 2019 - Ảnh: NAM TRẦN

Yêu cầu được đưa ra trong công điện Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày 28-1 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Trước đó, một số địa phương có các lễ hội lớn đã lần lượt ra quyết định không tổ chức lễ hội như thông thường, chỉ tổ chức phần nghi lễ trong quy mô nhỏ. Một số nơi còn không đón khách.

Công điện của bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch yêu cầu việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí (chiếu phim, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, karaoke, vũ trường, tổ chức ngày lễ kỷ niệm…) phù hợp với tình hình diễn biến dịch, bệnh trên địa bàn theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia.

Các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch phải xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Chính quyền địa phương cần thường xuyên cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch khi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch.

Đồng thời cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán đảm bảo phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tình hình dịch bệnh COVID-19 của từng địa phương.

Adblock test (Why?)


Tạm dừng tổ chức lễ hội Tết trên cả nước - Tuổi Trẻ Online
Read More

Thursday, January 27, 2022

'Có những ngày chúng tôi họp từ 10h đêm đến 1 giờ sáng hôm sau' - Vietnamnet.vn

"Có những ngày chúng tôi họp từ 10h đêm hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau để có những quyết sách cần thiết, kịp thời cho việc tổ chức các hoạt động của Quốc hội".

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại cuộc gặp mặt, chúc Tết Lãnh đạo Quốc hội, ĐBQH chuyên trách ở Trung ương và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội vào chiều 27/1.

Từ khoá “bất thường”, “đột xuất”, “chưa có tiền lệ”

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, trong năm 2021, các từ khoá “bất thường”, “đột xuất”, “chưa có tiền lệ” đã được nhắc đến với tần suất khá thường xuyên. Đặc thù làm việc tập thể, quyết định theo đa số nên đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp và rất căn bản đến phương thức hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

'Có những ngày chúng tôi họp từ 10h đêm đến 1 giờ sáng hôm sau'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Tình hình đột xuất và cấp bách do tác động của đại dịch Covid-19 cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng, Nhà nước và Quốc hội, đòi hỏi Quốc hội phải tìm ra những cách thức làm việc mới, có những quyết đáp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn: Tổ chức thành công 3 Kỳ họp Quốc hội, bảo đảm sự chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội; tổ chức rất thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đúng vào giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát dữ dội nhất kể từ khi xuất hiện...

“Chúng ta đã nỗ lực hơn gấp nhiều lần để thực hiện thành công nhiệm vụ, trọng trách của mình. Không phải ngẫu nhiên mà ở thời khắc gần 70 triệu cử tri cả nước đi bỏ phiếu, từ điểm bỏ phiếu của huyện An Lão (TP Hải Phòng), tôi đã chia sẻ rất chân thành rằng, bản thân tôi và các thành viên Hội đồng Bầu cử quốc gia đều hết sức hồi hộp, đếm ngược từng ngày, từng giờ xem dịch bệnh như vậy có thể tổ chức bầu cử được không, tổ chức bầu cử thì có thành công không.

Hay các kỳ họp Quốc hội, tôi và đồng chí Tổng Thư ký Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng phải thức trắng đêm để tính các phương án bảo đảm an toàn cho kỳ họp. Có những ngày chúng tôi họp với nhau từ 10h đêm hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau để có những quyết sách cần thiết, kịp thời cho việc tổ chức các hoạt động của Quốc hội. Những ngày thứ bảy, chủ nhật, đặc biệt là trong thời gian kỳ họp, 3-4 giờ sáng, đèn làm việc ở Nhà Quốc hội vẫn sáng...", Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.

Bối cảnh đặc biệt cần những quyết đáp đặc biệt

Nhìn lại hoạt động của Quốc hội trong năm 2021, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cử tri và Nhân dân đều đánh giá Quốc hội đã có một năm rất bận rộn, rất vất vả, làm việc hết sức mình, cống hiến hết sức mình, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và cử tri, Nhân dân cả nước đã tin cậy giao cho.

'Có những ngày chúng tôi họp từ 10h đêm đến 1 giờ sáng hôm sau'
'Có những ngày chúng tôi họp từ 10h đêm đến 1 giờ sáng hôm sau'
Chủ tịch Quốc hội trao tặng Bằng khen đột xuất các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu, phục vụ Kỳ họp bất thường và trao tặng quà tết

“Bối cảnh đặc biệt cần những quyết đáp đặc biệt. Đó là tinh thần của Quốc hội trong 2021”, Chủ tịch Quốc hội trân trọng ghi nhận, biểu dương, tri ân và cảm ơn các ĐBQH chuyên trách ở Trung ương và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Văn phòng Quốc hội đã nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao nhất, cống hiến hết mình cho Quốc hội và đất nước.

Nhắc lại chia sẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước “chén vui nhớ buổi hôm nay/ chén mừng thì phải ngày này 5 năm sau”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, những thành tựu rất đáng tự hào trong năm qua cũng mới chỉ là khởi đầu. Quốc hội mới đi được 1/5 chặng đường của nhiệm kỳ 5 năm 2021 – 2026. Vì thế, trong những năm tới, Quốc hội phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Chắc chắn năm sau sẽ tốt hơn năm trước”.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn, mỗi đại biểu chuyên trách ở Trung ương, mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Văn phòng Quốc hội phải chuyên nghiệp hơn nữa, chuẩn mực hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa và đoàn kết hơn nữa để trong năm mới, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt thành tích tốt hơn nhưng sẽ đỡ vất vả hơn.

Trong không khí đầm ấm, phấn khởi chào đón mùa Xuân mới và Tết nguyên đán đang đến rất gần, Chủ tịch Quốc hội chúc toàn thể Lãnh đạo Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Văn phòng Quốc hội và gia đình đón “Tết sum vầy xuân bình an”.

Thu Hằng - Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội: Lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc

Chủ tịch Quốc hội: Lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc

Sáng 27/1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn công tác của Quốc hội đã đến thăm, chúc Tết Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Adblock test (Why?)


'Có những ngày chúng tôi họp từ 10h đêm đến 1 giờ sáng hôm sau' - Vietnamnet.vn
Read More

Wednesday, January 26, 2022

Việt Nam sẽ thu hút nhà đầu tư lớn sản xuất xe điện - VnExpress

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp phát triển ngành xe điện, thu hút các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này đến Việt Nam.

Định hướng thu hút các nhà đầu tư lớn trong sản xuất xe điện tới rót vốn, đầu tư tại Việt Nam được lãnh đạo Chính phủ nêu trong văn bản gửi Bộ Công Thương, ngày 26/1.

Bộ Công Thương cũng được giao tham mưu Thủ tướng các giải pháp phù hợp trong chỉ đạo, điều hành phát triển ngành xe điện. Việc thu hút các nhà đầu tư lớn trong ngành xe điện vào Việt Nam nhằm tiến tới xuất khẩu mặt hàng này trong 5 năm tới.

Theo đề xuất gửi Chính phủ trước đó, một số doanh nghiệp ôtô trong nước đã gợi ý những giải pháp đồng bộ phát triển ngành xe điện, cũng như thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất này.

Gần đây một loạt ưu đãi về thuế với ôtô điện chạy pin sản xuất, lắp ráp trong nước được đưa ra, như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xe dưới 9 chỗ về 3% trong 5 năm; miễn phí trước bạ trong 3 năm... nhằm tạo khuyến khích người dân mua, sử dụng loại xe này. Các ưu đãi này được áp dụng từ đầu tháng 3 tới.

Hiện trong nước mới có một doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô điện và một số nhà nhập khẩu xe PHEV (xe vừa sử dụng điện, vừa sử dụng xăng, dầu).

Anh Minh

Adblock test (Why?)


Việt Nam sẽ thu hút nhà đầu tư lớn sản xuất xe điện - VnExpress
Read More

Chợ hoa lớn nhất TP.HCM hồi sinh dịp cận Tết - Zing

Gần đến Tết, chợ hoa Hồ Thị Kỷ (quận 10, TP.HCM) trở nên nhộn nhịp với các hoạt động mua bán. Để thu hút khách hàng, các cửa tiệm liên tục trưng bày những mẫu hoa mới lạ, bắt mắt.

Nguyễn Nhung (sinh năm 1998, quận 1) cùng bạn đến chợ hoa Hồ Thị Kỷ để chọn vài cành đào về trang trí cho quán cà phê của mình.

Dù đã đến nơi này nhiều lần, cô vẫn bị choáng ngợp trước số lượng hoa được bày bán tại đây. Chia sẻ với Zing, Nhung cho hay cả hai muốn khảo sát giá kỹ trước khi quyết định mua bởi kinh phí có hạn.

“Đa số các tiệm bán hoa đào từ 200.000-300.000 đồng. Tuy nhiên, nếu chờ thêm vài hôm, đào sẽ khan hàng, giá có thể cao hơn. Chắc mình sẽ tranh thủ chốt đơn luôn trong hôm nay để mua được hoa đẹp, giá tốt”, Nhung nói.

Sau khi mua hoa xong, Nhung và bạn định tranh thủ dạo thêm vài vòng để tìm thêm một số vật dụng cần thiết.

“Thú thật, tụi mình cũng không có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa hoa nên chủ yếu nghe theo tư vấn của người bán. Hy vọng các đồng nghiệp sẽ thích những món mà mình chọn hôm nay”, cô nói thêm.

Cho hoa Ho Thi Ky tap nap dip can Tet anh 1

Nhiều cửa hàng ở chợ Hồ Thị Kỷ bày bán hoa Tết từ đầu tháng 1.

Chiều 23 Tết, chợ hoa Hồ Thị Kỷ bắt đầu tấp nập người mua sắm. Các cửa tiệm liền kề nhau liên tục tiếp thêm hoa Tết lên kệ khiến cả con đường tươi tắn hơn mọi khi.

Tiếng chào mời của các tiểu thương, tiếng hỏi giá xen lẫn nhau tạo nên khung cảnh rộn ràng quen thuộc vào mỗi dịp cuối năm.

Theo ghi nhận, bên cạnh những loại hoa đặc trưng như mai, đào, không ít người mua thêm nụ tầm xuân, lúa mạch, đào đông giả để trang trí trong dịp Tết.

Nắm bắt tâm lý khách hàng, nhiều cửa tiệm cắm sẵn các chậu hoa lớn, đính lên phụ kiện lấp lánh nhằm thu hút người đi đường.

Càng về chiều tối, lượng người đổ đến đây càng đông khiến không khí trong chợ trở nên nhộn nhịp, tất bật.

Mua hoa trang trí Tết

Lo sợ dịch bệnh, anh Hiệp (sinh năm 1982, ngụ quận 7) không đi du lịch trong dịp đầu năm.

Thay vào đó, vợ chồng anh quyết định đầu tư trang hoàng nhà cửa để đón Tết. Sau một lúc ngắm nghía, anh Hiệp tấp xe vào cửa hàng quen để mua một chậu nụ tầm xuân đỏ với giá 1,1 triệu đồng.

“Nhà tôi cách chợ này khá xa nhưng dịp quan trọng nào cũng phải đến đây sắm sửa. Năm trước tôi chỉ chưng hoa mai truyền thống, lần này muốn đổi mới một chút cho vui.

Đợt giãn cách xã hội vừa qua, vợ chồng tôi gặp nhiều chuyện không như ý nên muốn tô điểm nhà cửa màu đỏ, hy vọng năm mới được may mắn hơn”, anh vui vẻ nói.

Anh cũng cho biết thời điểm này những năm trước, chợ Hồ Thị Kỷ đã tấp nập người đến mua hoa chưng Tết.

“Tôi vẫn nhớ có lần đông đến mức chờ gần 10 phút mới ra được đường lớn. Chắc ngại dịch bệnh nên mọi người không tập trung đông như mọi khi”, anh Hiệp bày tỏ.

Tranh thủ sắp xếp công việc, chị Ái My (sinh năm 1985, ngụ quận 7) dạo quanh chợ tìm mua các loại hoa tươi để trang trí nhà cửa trong dịp đầu năm.

“Tôi đã chuẩn bị sẵn đào và mai, giờ đang đi chọn ít hoa ly. Tết này tôi thấy mọi người có kiểu cắm hoa hình quạt khá đẹp nên cũng mày mò làm thử”, chị nói.

Là khách quen lâu năm của khu chợ này, chị My dự đoán các cửa hàng sẽ ken đặc người vào 25-26 Tết.

“Do ngại cảnh chen chúc, tôi dành thời gian sắm sửa từ sớm. Tôi sẽ chi khoảng 2 triệu đồng để mua đủ loại hoa về nhà”.

Giá hoa Tết bị đẩy lên cao

Kinh doanh ở chợ Hồ Thị Kỷ hơn chục năm, chú Sinh (sinh năm 1968) cho biết Tết là mùa buôn bán nhộn nhịp nhất vì lượng nhu cầu tăng cao. Tiệm hoa của chú chuyên phân phối sỉ các loại nụ tầm xuân, lúa mạch.

Nụ tầm xuân thường được nhập về từ Trung Quốc, có nguyên bản là màu trắng. Sau đó, các tiểu thương sẽ nhuộm màu lên tùy theo sở thích của khách hàng. Loại hoa này có để giữ được từ 6 tháng đến một năm nên được nhiều người lựa chọn để chưng trong dịp Tết Nguyên đán.

Năm nay, giá bán hoa đều bị nhỉnh hơn do dịch bệnh, vấn đề vận chuyển khó khăn cộng với việc Trung Quốc đóng cửa khẩu khiến nguồn hàng về đến tay thương lái một cách “nhỏ giọt”.

“Nụ tầm xuân dao động tầm 43.000-45.000 đồng/bó nhỏ, cao hơn năm ngoái khoảng 7.000-8.000 đồng. Tôi biết giá hoa bị đội lên nhưng cũng đành chịu. Không chỉ khó nhập hoa ngoại, hoa trong nước cũng khá ít hàng do nhiều nhà vườn ở Đà Lạt ngại trồng với số lượng lớn”, chủ cửa hàng nói.

Theo chú Sinh, tình hình buôn bán vẫn khá đìu hiu, chưa quá tấp nập như các năm trước. Tuy nhiên, sức mua sẽ tăng dần vào những ngày cận Tết khi mọi người được nghỉ làm và có thời gian trang trí nhà cửa.

Vừa nghe có khách hỏi giá chậu đào đông giả phối với lựu, chị Thanh Xuân (sinh năm 1984) vội vàng đáp: “Bình này 1,8 triệu đồng, mẫu đang được nhiều người mua, chưng trong nhà hút tài lộc lắm chị”.

Đây là chậu bông lớn thứ 4 chị Xuân bán được trong ngày. Ngoài các loại hoa, trái cây giả, tiệm của chị còn thu hút người đi đường bởi hàng chục giỏ nụ tầm xuân và lúa mạch được xếp liền kề, tạo nên khung cảnh bắt mắt.

“Đào đông giả và lúa mạch vàng là 2 mặt hàng phổ biến của năm nay. Cửa hàng của tôi bắt đầu bán hoa Tết từ nửa tháng trước. Nhiều khách bận rộn cũng đặt hoa sớm nhằm tiết kiệm thời gian. Với lượng đơn hàng cao, tôi dự định cho nhân viên làm xuyên đêm để kịp giao hoa cho khách”, chị chia sẻ.

Vài ngày nữa, tiệm của chị Xuân sẽ nhập thêm nhiều loại hoa tươi như bách hợp, lay ơn, mẫu đơn… để khách thoải mái lựa chọn.

Đến Thảo Điền đi chợ, sắm Tết

Là nơi quy tụ nhiều tổ hợp, hội chợ mua sắm và trải nghiệm, khu Thảo Điền (TP Thủ Đức) thu hút không ít bạn trẻ, người nước ngoài đến vui chơi vào những ngày giáp Tết.

Chợ hoa Hồ Thị Kỷ tấp nập dịp cận Tết chợ hoa Hồ Thị Kỷ mua hoa mua sắm tết nhâm dần tết nguyên đán

Adblock test (Why?)


Chợ hoa lớn nhất TP.HCM hồi sinh dịp cận Tết - Zing
Read More

Chủ BOT Pháp Vân than khó vì không có 200, 500 đồng trả lại cho khách - Zing

Trước yêu cầu giảm thuế VAT trong giá vé dịch vụ đường bộ từ 1/2, một số doanh nghiệp dự án than khó vì thời gian chuẩn bị quá gấp và khó là...