Rechercher dans ce blog

Saturday, June 26, 2021

Cá nhân trong nước vẫn mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng trong tuần 21-25/6, cổ phiếu nào được gom mạnh? - NDH

Kết thúc tuần giao dịch từ 21-25/6, VN-Index vươn lên đỉnh mới nhưng chỉ tăng 12,35 điểm (0,9%) so với tuần trước đó và lên 1.390,12 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,51 điểm (-0,2%) xuống 318,22 điểm và UPCoM-Index cũng giảm 0,74 điểm (-0,82%) xuống 89,48 điểm.

Thanh khoản thị trường tiếp tục đi xuống. Theo dữ liệu của FiinPro, tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 4,46 tỷ cổ phiếu, giảm 15% so với tuần trước, tương ứng giá trị giao dịch đạt gần 126.000 tỷ đồng, giảm 16%. Riêng giao dịch khớp lệnh chiếm 113.000 tỷ đồng, giảm đến 16,8%. Giá trị khớp lệnh trên HoSE giảm 15,4% xuống mức 92.566 tỷ đồng.

Giá trị khớp lệnh trên HoSE từ đầu năm 2021. Đơn vị: Tỷ đồng.

Giá trị khớp lệnh trên HoSE từ đầu năm 2021. Đơn vị: Tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn duy trì trạng thái mua ròng rất mạnh trên HoSE với 1.067 tỷ đồng trong tuần từ 21-25/6, nhưng giảm 10,3% so với tuần trước đó. Đây cũng là tuần mua ròng thứ 11 liên tiếp của nhà đầu tư này với tổng giá trị 24.677 tỷ đồng. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng đến hơn 1.450 tỷ đồng trong tuần qua, tăng 19% so với tuần trước đó. Đáng chú ý, dòng vốn này đã có chuỗi mua ròng 18 tuần liên tiếp theo phương thức khớp lệnh với tổng giá trị 46.888 tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất tuần. Đơn vị: Tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất tuần. Đơn vị: Tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã FLC với giá trị 499 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HPG và VPB được mua ròng lần lượt 453 tỷ đồng và 296 tỷ đồng. Trong khi đó, VHM bị bán ròng mạnh nhất với 366 tỷ đồng. VCB và OPC bị bán ròng lần lượt 279 tỷ đồng và 192 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổ chức trong nước (ngoài tự doanh) giảm đáng kể giá trị bán ròng so với tuần trước đó và chỉ còn 206 tỷ đồng (tuần trước bán ròng 1.040 tỷ đồng). Dòng vốn này cũng đã bán ròng 6 tuần liên tiếp với tổng giá trị 44.52 tỷ đồng. Khối tự doanh trong tuần từ 21-25/6 bán ròng gần 295 tỷ đồng (giảm 20% so với tuần trước đó).

Về giao dịch khớp lệnh của tổ chức trong nước (ngoài tự doanh), dòng vốn này có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị giảm 22,5% so với tuần trước và ở mức hơn 637 tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước lớn nhất tuần. Đơn vị: Tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước lớn nhất tuần. Đơn vị: Tỷ đồng.

NVL là cổ phiếu được tổ chức trong nước (gồm cả tự doanh) mua ròng mạnh nhất với giá trị 341 tỷ đồng. OPC và HHS được mua ròng lần lượt 193 tỷ đồng và 110 tỷ đồng. Trong khi đó, FLC bị bán ròng mạnh nhất với 465 tỷ đồng. VIX và CTG bị bán ròng lần lượt 176 tỷ đồng và 150 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng trở lại trên HoSE với giá trị 566 tỷ đồng trong tuần qua nhưng chỉ tập trung bán ra ở phiên đầu tuần trong khi mua ròng ở cả 4 phiên còn lại. 

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất tuần. Đơn vị: Tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất tuần. Đơn vị: Tỷ đồng.

HPG tiếp tục là cái tên bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất sàn HoSE với giá trị 412 tỷ đồng. Tiếp sau đó, 2 mã NVL và VPB cũng bị bán ròng rất mạnh với giá trị lần lượt 385 tỷ đồng và 339 tỷ đồng. Trong khi đó, VHM đứng đầu danh sách mua ròng toàn thị trường với 424 tỷ đồng. VCB đứng sau và cũng được mua ròng hơn 353 tỷ đồng. GAS và STB được mua ròng lần lượt 178 tỷ đồng và 129 tỷ đồng.

Adblock test (Why?)


Cá nhân trong nước vẫn mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng trong tuần 21-25/6, cổ phiếu nào được gom mạnh? - NDH
Read More

No comments:

Post a Comment

Chủ BOT Pháp Vân than khó vì không có 200, 500 đồng trả lại cho khách - Zing

Trước yêu cầu giảm thuế VAT trong giá vé dịch vụ đường bộ từ 1/2, một số doanh nghiệp dự án than khó vì thời gian chuẩn bị quá gấp và khó là...