Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh việc trao tiền mặt tận tay người dân khó khăn trong lúc khó khăn nhất như tại TP.HCM là sáng tạo và hiệu quả - Ảnh: HÀ QUÂN
Tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Lao động, thương binh và xã hội về tình hình triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng tổ chức sáng 5-8, giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết TP đã giải ngân hơn 930 tỉ đồng.
Số tiền này đã hỗ trợ cho khoảng 344.000 lao động tự do (đạt 100%) với trên 510 tỉ đồng; hỗ trợ cho hơn 1.200 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp… Ngoài ra, gần 6.000 hộ kinh doanh phải dừng hoạt động do giãn cách được hỗ trợ với tổng kinh phí khoảng 12 tỉ đồng.
Theo ông Tấn, đối tượng người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đạt khoảng 15% là do nhiều người về quê tránh dịch/trong khu phong tỏa khi giãn cách nên chưa nhận được tiền.
Những ngày tới, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện gói an sinh số 2 với tổng kinh khí gần 800 tỉ đồng và triển khai sớm nhất ngay khi UBND TP thông qua. Theo đó, khoảng 344.000 lao động tự do dự kiến được hỗ trợ lần thứ 2 với khoảng 500 tỉ đồng từ nguồn ngân sách.
Ngoài ra, TP.HCM dự định hỗ trợ 1 triệu đồng cho khoảng 170.000 hộ trong xóm trọ gặp khó khăn. Để kịp thời hỗ trợ người dân, TP.HCM chủ động vận động xã hội hóa hỗ trợ 900 tỉ đồng cho đối tượng khó khăn khác thông qua gạo, mì gói, tương, rau xanh, thuốc men…
Ghi nhận kết quả bước đầu và các sáng tạo của TP.HCM, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đề nghị TP tiếp tục phát huy, tiếp tục chú ý với lao động tự do… Đặc biệt, TP.HCM hỗ trợ gần 350.000 lao động tự do mà "không có điều tiếng gì", và đây là bài học kinh nghiệm để các địa phương khác học tập.
Bên cạnh triển khai gói 26.000 tỉ đồng, ông Dung đề nghị TP.HCM quan tâm hỗ trợ, chăm sóc các đối tượng tại các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội…
Tại hội nghị, ông Lê Văn Thanh, thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết nhiều địa phương đã triển khai rất tốt nghị quyết 68 (gói 26.000 tỉ đồng) như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Bắc Ninh... nhưng còn một số địa phương chậm triển khai.
Do vậy, Thứ trưởng Thanh đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh việc triển khai gói 26.000 tỉ đồng, nhất là nhóm lao động tự do và các đối tượng đặc thù. Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền chính sách hỗ trợ đến với người dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; đẩy mạnh việc nộp hồ sơ đề nghị qua dịch vụ bưu chính, Cổng dịch vụ công quốc gia; tăng cường rà soát, nắm bắt đối tượng khó khăn khác…
Hội nghị trực tuyến giữa Bộ LĐ-TB&XH và 62 tỉnh thành nhằm tháo gỡ khó khăn khi triển khai gói 26.000 tỉ đồng - Ảnh: HÀ QUÂN
Tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết khoảng 375.000 đơn vị sử dụng lao động với gần 11,2 triệu người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ tháng 7-2021 đến hết tháng 6-2022 với khoảng 4.322 tỉ đồng; có 21/63 tỉnh thành phố đã phê duyệt và chi trả cho gần 48.000 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với kinh phí hơn 98 tỉ đồng; có 32/63 tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách hỗ trợ tiền ăn 65.300 đối tượng F0 (24.500 người) và F1 (40.800 người) và hỗ trợ thêm cho trên 2.600 trẻ em…
Về lao động tự do, ông Thanh cho biết có 20/63 tỉnh, thành phố (chủ yếu ở các khu vực phía Nam) đã chi trả hỗ trợ trên 560.000 người (chiếm 73% số phê duyệt), với tổng kinh phí gần 790 tỉ đồng.
Hơn 344.000 lao động tự do ở TP.HCM sẽ được hỗ trợ lần 2? - Tuổi Trẻ Online
Read More
No comments:
Post a Comment