Tập đoàn Yeah1 (YEG) đã công bố BCTC hợp nhất quý 2/2021 với doanh thu thuần đạt 312 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao khiến Công ty lỗ gộp đến 49 tỷ đồng. Khấu trừ tất cả các chi phí, Công ty lỗ ròng đến 156 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ chỉ 3 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020.
Nguyên nhân theo YEG do mảng kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở mảng thương mại đa kênh (bán lẻ) trước ảnh hưởng nặng nề của hai đợt dịch trong nửa đầu năm 2021. Trong quý đầu năm, YEG cũng lỗ nặng 52,5 tỷ đồng, do áp lực chi phí trong cuộc chơi mở rộng hệ sinh thái truyền thông.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, YEG theo đó báo lỗ ròng 202 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2020 lãi 402 triệu đồng. Tương ứng, tổng lỗ lũy kế tính đến thời điểm 30/6/2021 vào mức 201 tỷ đồng.
Được biết, năm 2021 là năm thứ hai Công ty đã dùng thặng dư để xoá lỗ luỹ kế. Với việc công bố liên minh trên hệ thống Giga1, YEG kỳ vọng năm nay sẽ có tăng trưởng trở lại. Dù vậy, thực tế tình hình tại Công ty vẫn khá ảm đạm, cổ phiếu cũng rơi tự do.
Trước thềm công bố BCTC quý 2, bà Trần Uyên Phương - ái nữ nhà Tân Hiệp Phát - tiếp tục bán ra 1,36 triệu cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1. Hiện, bà Phương đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Yeah1 xuống còn 14,5% vốn, tương đương 4,56 triệu cổ phiếu. Từng chi 50.000 đồng/cp để trở thành cổ đông lớn tại YEG, hiện thị giá Công ty trên thị trường đã "bay hơi" 70% xuống mức 15.000 đồng/cp.
Về YEG, từng là cái tên đình đám và được săn đón trên thị trường chứng khoán, sau sự cố với Youtube vào đầu năm 2019, YEG sau hơn 2 năm nỗ lực vẫn chưa trở lại đường đua theo như dự kiến của ban lãnh đạo, dù Công ty đã rất nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới.
Xuất phát điểm trong lĩnh vực truyền hình truyền thông, trước khi chính thức trở thành đối tác MCN của YouTube, mảng truyền hình truyền thống mang về phần lớn doanh thu cho Yeah1, và đóng góp từ "trụ" này vẫn tăng trưởng đều đặn những năm sau đó (~40-50% tổng doanh thu). Lúc mới niêm yết, Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cũng từng nhấn mạnh bên cạnh việc đẩy mạnh digital, mảng truyền thống vẫn sẽ chú trọng đầu tư vì nhiều lý do. Dù vậy, chạy theo lợi nhuận "béo bở" trên vai trò MCN của những gã khổng lồ, năm 2019 mảng truyền hình truyền thống đã giảm sút mạnh. Cũng trong năm này, YEG công bố hàng loạt thương vụ đình đám, tuy nhiên sự cố vào tháng 3 đã đánh tan mọi kế hoạch lớn lao. Bài học đúc kết và cũng là bài học khá đắt phía YEG nhận được chính là việc xây nhà trên đất người khác.
Đến năm 2020, trong công cuộc tái cấu trúc tìm hướng đi mới, Yeah1 cắt bỏ 2/4 kênh truyền hình truyền thống để cải thiện lợi nhuận. Chia sẻ nguyên nhân, Yeah1 cho biết với xu hướng phát triển của quảng cáo kỹ thuật số, hoạt động kinh doanh truyền hình của Yeah1 sẽ chuyển dịch sang hướng phát triển trên digital.
Đây cũng là thời điểm YEG công bố con"át chủ bài" mới là mảng kinh doanh thương mại đa kênh M2C (manufacturer to consumer), khởi đầu là app "vua khuyến mãi" Mega1, sau này phát triển thành hệ sinh thái Giga1.
Theo YEG, Giga1 được định nghĩa là một hệ sinh thái nền tảng thương mại đa kênh đi thẳng từ nhà máy sản xuất tới người tiêu dùng cuối (M2C), gia tăng doanh số bán hàng và tăng quyền lợi cho người tiêu dùng nhờ việc giảm đáng kể chi phí bán hàng. Giga1 sẽ tập hợp các tài sản giá trị của Tập đoàn là: nền tảng thúc đẩy bán hàng hiệu quả (promotion platform): Mega1, Mega1 VIP; nền tảng loyalty liên minh: Media One; nền tảng phân phối O2O: Mega1 Merchants; nền tảng bán hàng qua KOL: Celuv, SGO48, KOC; nền tảng bán hàng liên kết: Netlink, Yeah1 Publishers; nền tảng thanh toán: Ting, Ví điện tử.
Thực tế, bước đi mới của YEG vẫn chưa mang lại những kết quả thuyết phục. Đầu tháng 7/2021, YEG đã thông qua việc chuyển nhượng 51% cổ phần có quyền biểu quyết của Yeah1 tại Giga1.
Yeah1 (YEG) công bố lỗ tiếp 156 tỷ đồng trong quý 2/2021 sau khi phó TGĐ Tân Hiệp Phát liên tục bán ra - Cafef.vn
Read More
No comments:
Post a Comment