Rechercher dans ce blog

Tuesday, September 7, 2021

11 hiệp hội kiến nghị được miễn đóng bảo hiểm xã hội - Zing

Các hiệp hội cho biết cả doanh nghiệp sản xuất 3 tại chỗ và tạm ngừng hoạt động đều bị gián đoạn nguồn cung nguyên liệu, mất khách hàng, thị phần, ảnh hưởng lớn kết quả kinh doanh.

Đại diện 11 hiệp hội ngành hàng sử dụng nhiều lao động tại Việt Nam vừa có công văn gửi Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

Trong đó, 11 hiệp hội, ngành hàng này bao gồm Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam; Hiệp hội nhựa Việt Nam; Hiệp hội da giày - túi xách Việt Nam; Hiệp hội thực phẩm Minh Bạch; Hiệp hội chè Việt Nam; Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Hiệp hội lương thực thực phẩm TP.HCM; Hiệp hội sữa Việt Nam; Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao; Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM; Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam.

Đại diện 11 hiệp hội này cho biết trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và có xu hướng kéo dài như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Tính đến tuần đầu tháng 9, các ngành hàng liên quan đến xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động đã chạm ngưỡng áp lực có thể chịu đựng, với nguy cơ đứt gãy, khó khăn để phục hồi sản xuất nếu chưa có các biện pháp nới lỏng sản xuất an toàn và bắt đầu phục hồi trước ngày 15/9.

Theo đó, các doanh nghiệp dù sản xuất cầm chừng theo nguyên tắc 3 tại chỗ (chiếm 15-20% các nhà máy) hay ngưng sản xuất (80-85% các nhà máy) hiện đều rơi vào tình trạng chung là gián đoạn nguồn cung nguyên liệu, mất khách hàng, thị phần, thiếu hụt lớn nguồn lao động.

Trong khi đó, các doanh nghiệp này lại sử dụng nhiều lao động, chi phí cho nhân công lớn, bao gồm chi phí tiền công, bảo hiểm xã hội và phí công đoàn…

11 hiep hoi kien nghi duoc mien dong bao hiem xa hoi anh 1

Các hiệp hội ngành hàng đề xuất cho doanh nghiệp bị thu hẹp, tạm ngừng sản xuất do dịch Covid-19 được miễn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ảnh: Nam Khánh.

Cụ thể, riêng việc đóng bảo hiểm xã hội theo quy định cho doanh nghiệp và người lao động đã chiếm 32,5% tổng quỹ lương.

Dù hầu hết doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm ngừng hoàn toàn nhưng các chi phí liên quan đến người lao động vẫn giữ nguyên, và doanh nghiệp vẫn phải trả lương ngừng việc theo quy định.

Từ những thực trạng này, đại diện 11 hiệp hội kiến nghị Phó thủ tướng Lê Minh Khái - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng - sắp xếp và chỉ đạo một cuộc họp trước ngày 18/9 để các hiệp hội, doanh nghiệp có thể đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm phục hồi sản xuất an toàn.

Bên cạnh đó, đại diện các hiệp hội cũng đề xuất Phó thủ tướng có ý kiến chỉ đạo và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xem xét hỗ trợ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho những lao động phải tạm ngưng việc trong thời gian dịch bệnh diễn ra.

Trong đó, nhóm lao động này sẽ được hưởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm trong thời gian thực hiện giãn cách hay cách ly để phòng chống dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, các hiệp hội đề xuất cho phép doanh nghiệp và người lao động được miễn giảm 100% phí bảo hiểm xã hội trong thời gian tạm ngừng hoạt động và thực hiện giãn cách xã hội (kể cả trường hợp người lao động ngưng việc được doanh nghiệp trả lương tối thiểu).

Đại diện nhóm hiệp hội đề xuất cho phép doanh nghiệp ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 hoặc các khu vực, địa phương mà Ban chỉ đạo phòng chống dịch, UBND tỉnh yêu cầu thực hiện 3 tại chỗ hoặc 1 cung đường 2 điểm đến được tạm ngưng đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 3 tháng sau khi gỡ bỏ giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch kể trên.

Đối với những lao động đã và đang làm việc 3 tại chỗ, cho phép doanh nghiệp và người lao động được giảm 50% mức đóng bảo hiểm xã hội trong 6 tháng; không xử phạt các doanh nghiệp không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội do phải ngưng sản xuất hoặc bị giảm quy mô sản xuất do dịch Covid-19.

Các hiệp hội ngành hàng cũng kiến nghị, bảo hiểm y tế chi trả chi phí xét nghiệm Covid-19 cho các doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp đến Sở Công Thương Hà Nội hỏi giấy đi đường

Lo lắng vì chưa nhận được giấy đi đường dù đã nộp hồ sơ từ lâu, đại diện nhiều doanh nghiệp tập trung tại Sở Công Thương Hà Nội để tìm hiểu thông tin.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì sau sự việc của mì Hảo Hảo?

Sự việc mì Hảo Hảo và Thiên Hương là bài học về việc giữ gìn thương hiệu sản xuất lớn đang có uy tín. Các doanh nghiệp cần tự kiểm tra, xem xét lại quy trình sản xuất của mình.

11 hiệp hội kiến nghị được miễn đóng bảo hiểm xã hội Tp. Hồ Chí Minh hiệp hội ngành hàng doanh nghiệp phó thủ tướng thủ tướng dịch bệnh cobid-19 bảo hiểm xã hội việt nam tiền đóng bảo hiểm xã hội người lao động tiền lương doanh nghiệp bị ảnh hưởng covid-19

Adblock test (Why?)


11 hiệp hội kiến nghị được miễn đóng bảo hiểm xã hội - Zing
Read More

No comments:

Post a Comment

Chủ BOT Pháp Vân than khó vì không có 200, 500 đồng trả lại cho khách - Zing

Trước yêu cầu giảm thuế VAT trong giá vé dịch vụ đường bộ từ 1/2, một số doanh nghiệp dự án than khó vì thời gian chuẩn bị quá gấp và khó là...