Rechercher dans ce blog

Wednesday, September 22, 2021

Chủ quán ăn ở TP.HCM: 'Khó mua nguyên liệu, không gọi được shipper' - Zing

Nhập nguyên liệu khó khăn, thiếu shipper và phí giao hàng đắt đỏ khiến nhiều chủ quán ăn mở bán cầm chừng, buộc phải tăng giá.

Chị Kiều (36 tuổi, chủ một tiệm cơm tấm ở phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức) cho biết đã mở cửa bán lại khoảng một tuần nay nhưng việc kinh doanh của quán ăn vẫn gặp nhiều khó khăn.

So với trước dịch, giá trung bình các món tăng từ 5.000-10.000 đồng/phần vì khó tìm nguyên liệu, giá thực phẩm tăng.

Cùng với đó, phí giao hàng trên các app cũng cao hơn trước rất nhiều.

“Nhiều khách quen của tôi ở cùng phường phản ánh giao hàng chỉ 1-2 km nhưng phí ship lên đến 30.000-40.000 đồng. Không ai muốn mua một phần cơm tấm 30.000 đồng mà phải trả những 40.000 đồng tiền ship cả”, chị Kiều nói với Zing.

quan an o TP.HCM anh 1

Một chủ quán ăn ở quận Bình Thạnh vừa mừng, vừa lo lắng khi hay tin cho phép bán hàng trở lại vào đầu tháng 9. Ảnh: Phương Lâm.

Chi phí tăng, khách phàn nàn

Chị Kiều cho biết tình trạng khan hiếm shipper cũng khiến lượng đơn hàng hoàn thành rất thấp.

“Tuần trước, nhiều đơn khách đặt chờ cả tiếng cũng không có tài xế nào nhận, cuối cùng khách phải hủy. Tình hình mấy ngày nay có cải thiện hơn nhưng vẫn phải chờ khá lâu”.

Sau khi mở lại, mỗi ngày chị Kiều bán được từ 20-30 phần ăn thông qua các app và thêm khoảng 10-15 phần nhờ rao bán trên các hội nhóm cư dân trong khu vực. “Doanh thu giảm nhiều nhưng quán vẫn đang cố cầm cự chờ qua đợt giãn cách này”.

Sau khi hay tin TP.HCM cho phép dịch vụ ăn uống hoạt động theo hình thức bán mang đi, anh Tâm (42 tuổi) cùng gia đình nhanh chóng mở lại tiệm bún bò ở quận Bình Thạnh.

Từng mở bếp ăn từ thiện cung cấp phần ăn miễn phí cho các khu cách ly và bệnh viện dã chiến nên anh Tâm không gặp vướng mắc gì về giấy tờ, thủ tục kinh doanh.

Tuy nhiên, chủ tiệm ăn cho biết khó khăn lớn nhất hiện tại là tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Khi các khu chợ chưa mở lại, hầu hết thực phẩm từ thịt cho đến rau sống đều đồng loạt tăng giá. “Mua đồ ăn cho gia đình thôi đã khó chứ nói gì đến kinh doanh”.

Chính vì vậy, giá thành các món trong menu cũng phải thay đổi, đồng loạt tăng khoảng 30%. Trước đây, một tô bún bò đầy đủ ở quán anh Tâm có giá 40.000 đồng, nay tăng lên 55.000 đồng/tô.

“Nếu như bán giống trước dịch chắc chắn lỗ nặng nên buộc lòng phải tăng giá. Tuy vậy, không phải khách hàng nào cũng thông cảm cho khó khăn này”.

Vài ngày qua, anh Tâm cho biết một số khách đặt hàng trên app phàn nàn về việc tăng giá. Bên cạnh đó, không ít người chê trách giao hàng lâu, phí ship cao, thức ăn nguội…

“Đặt hàng trên app mà tìm mãi không có tài xế nhận đơn, khách sốt ruột một thì chúng tôi lo mười. Nhiều bữa, cả chủ lẫn nhân viên chuẩn bị xong xuôi ngồi đợi cả ngày mà chỉ giao được vài đơn thành công”, anh Tâm cho biết.

Dù mong muốn phục vụ thức ăn nóng hổi, giá thành hợp lý cho khách hàng, anh Tâm cho biết bản thân cũng lực bất tòng tâm ở thời điểm hiện tại.

Chưa dám mở lại

Chị Thủy, vợ anh Trần Văn Phụng - chủ quán phở Cao Vân (đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1) - kể khoảng một tuần nay, nhiều khách hàng quen liên tục gọi hỏi thăm khi nào sẽ bán trở lại nhưng chị đành thông báo chưa thể mở cửa.

"Quán tôi chủ yếu bán cho nhân viên văn phòng ở khu vực trung tâm, nhưng giờ các công ty nghỉ hết nên không có nhiều khách. Bán mang về qua app thì chi phí quá cao, một tô phở giá 55.000 đồng mà tiền ship lên tới cả trăm nghìn, khách chẳng dám đặt mà mình cũng không nỡ bán mắc như thế", chị Thủy nói.

Vì lệnh giãn cách chống dịch, quán phở Bắc có hơn 70 năm tuổi đời, nổi tiếng với bếp lò không bao giờ tắt lửa, đã phải nghỉ bán từ đầu tháng 7.

quan an o TP.HCM anh 4

Trước khi dịch bùng phát, quán phở Cao Vân có đông khách hàng. Ảnh: Đào Phương.

Từ khi thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, chị Thủy và các con ở nhà ngoại ở quận 8, còn anh Phụng mắc kẹt tại quán nên không thể gặp nhau suốt hơn 2 tháng qua.

Dù nhân viên đều đang ở quán, vợ chồng chị chưa dám mở bán trở lại vì từ khâu nhập nguyên liệu đến giao đồ đều khó khăn.

"Nhiều quy định đưa ra cho người bán và người giao hàng thay đổi từng ngày cũng khiến chúng tôi lo ngại. Shipper ít, chủ quán và nhân viên không được tự đi giao hàng nên nhiều chi phí phát sinh đổ lên khách. Chắc chúng tôi sẽ đợi một thời gian nữa, khi quy định được nới lỏng mới mở cửa trở lại".

Có thông báo cho phép bán đồ ăn mang về từ ngày 8/9 nhưng vướng quá nhiều vấn đề về nguồn nguyên liệu, nhân sự cũng như giá cả nên anh Minh Hiền, chủ quán cơm trên đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp), vẫn chưa dám mở bán.

Khi dịch mới bùng phát hồi đầu năm, quán của anh vẫn duy trì được việc kinh doanh nhờ bán qua app với lượng khách ổn định, đồng thời nấu cơm miễn phí tặng lực lượng tuyến đầu.

quan an o TP.HCM anh 5

Quán cơm của anh Minh Hiền nấu cơm tặng tuyến đầu chống dịch hồi tháng 5. Ảnh: Văn Nguyện.

Tuy nhiên, sau nhiều tháng đóng cửa vì giãn cách, anh gặp khó khăn lớn khi phải "chạy lại từ đầu".

"Toàn bộ nhân viên của quán đã nghỉ việc về quê tránh dịch hết, giờ muốn lên lại cũng không được vì đang phong tỏa. Giờ mở bán, mình sẽ phải tuyển nhân viên mới, đào tạo lại từ đầu.

Một cái khó nữa là về phần nguyên liệu, thực phẩm. Vì quán chủ yếu nhập từ các đầu mối, mà họ không chuyển hàng được nên mình cũng phải chờ đợi. Cộng thêm phí ship qua app cao, nếu mở bán lại chắc chắn giá thành sẽ tăng".

Những tháng giãn cách, anh được chủ nhà giảm 30% giá thuê. Cửa hàng ngừng kinh doanh, anh Minh Hiền vẫn cố gắng cầm cự trả chi phí mặt bằng 15 triệu đồng/tháng để đợi ngày mở cửa trở lại bởi "không còn đường lui".

Ngày 21/9, sau khi thu xếp được việc nhập nguyên liệu, anh mới gửi hồ sơ xin cấp phép bán hàng và đang chờ xét duyệt. Tuy nhiên, anh nói rằng kể cả sau khi được thông qua hồ sơ, anh vẫn sẽ phải tiếp tục xem xét tình hình mới dám chắc có thể bán lại hay không.

Khách mua hàng online ở TP.HCM: 'Chờ 2 tháng vẫn chưa nhận được đồ'

Những khách mua sắm online ở TP.HCM và Hà Nội phải chờ đợi mỏi mòn suốt nhiều tháng, tuy nhiên họ thông cảm vì đây là giai đoạn khó khăn và không muốn hủy đơn hàng.

Adblock test (Why?)


Chủ quán ăn ở TP.HCM: 'Khó mua nguyên liệu, không gọi được shipper' - Zing
Read More

No comments:

Post a Comment

Chủ BOT Pháp Vân than khó vì không có 200, 500 đồng trả lại cho khách - Zing

Trước yêu cầu giảm thuế VAT trong giá vé dịch vụ đường bộ từ 1/2, một số doanh nghiệp dự án than khó vì thời gian chuẩn bị quá gấp và khó là...