Rechercher dans ce blog

Friday, September 17, 2021

Tước quyền đi máy bay của hàng triệu người nếu áp sàn giá vé - Báo Thanh Niên

Như Thanh Niên thông tin, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ GTVT áp mức giá tối thiểu bằng 20% mức giá tối đa vé máy bay phổ thông nội địa hiện tại từ ngày 1.11.2021 đến hết ngày 31.10.2022. Theo đề xuất của Cục Hàng không, sẽ áp mức giá sàn tối thiểu 320.000 đồng/vé với chặng bay ngắn nhất và 750.000 đồng/vé với chặng bay dài nhất.
Ước tính cộng thêm mức phí các hãng đang thu (gồm thuế giá trị gia tăng, phí quản trị/hệ thống, phí sân bay, phí an ninh soi chiếu, phụ thu dịch vụ xuất vé, phí thanh toán) khoảng 400.000 - 600.000 đồng tùy từng hãng và từng chặng bay, giá vé rẻ nhất của chặng bay trục Hà Nội - TP.HCM, hay các đường bay du lịch hot như Hà Nội - Nha Trang, Phú Quốc… sẽ từ 1,35 triệu đồng/vé và cao nhất khoảng 4,3 triệu đồng/vé với hạng phổ thông cơ bản (không tính hạng thương gia).

Một đề xuất hết sức lạ lùng !

Phản hồi thông tin trên, nhiều bạn đọc (BĐ) Thanh Niên không đồng tình và cho rằng đề xuất này vừa đi ngược với quy luật thị trường, vừa thiếu tính nhân văn. “Chính sách vé giá rẻ được nhiều hãng hàng không áp dụng ở VN và trên thế giới, vì vậy nếu đề xuất này thông qua thì xem như “khai tử” chuyện này, đi ngược lại lợi ích của nhiều người dân nghèo, người lao động thu nhập thấp, chấm dứt giấc mơ được bay giá rẻ. Việc ra các chính sách là để bảo vệ cho quyền lợi người tiêu dùng chứ không phải để bảo vệ cho một công ty, đơn vị nào”, BĐ Mai Ngọc thẳng thắn.
Như thế này thì coi chừng khó khăn trong việc kích cầu du lịch sau dịch.

Khắc Trung

Chỉ nên áp giá trần, không nên áp giá sàn, cứ để cạnh tranh giữa các hãng hàng không.

Son Ha

Covid-19 làm ảnh hưởng đến mọi nhà, mọi người. Ai cũng thiệt hại... Nay nếu áp giá sàn thì hãng bay tăng thu nhưng có nghĩ đến khách hàng phải tăng chi, phải thiệt thòi hơn không?

Phượng Uyên

Tương tự, BĐ Kim Dung cho rằng việc áp giá sàn này sẽ khiến giá vé máy bay nội địa tăng cao và như vậy “người thiệt hại chính là người tiêu dùng, cụ thể là hàng triệu người nghèo, thu nhập thấp sẽ bị “tước” quyền đi máy bay giá rẻ”.
“Việc áp giá sàn vé máy bay sẽ tác động rất nhiều đến phục hồi kinh tế sau dịch, khi mà số công nhân về quê lánh dịch trở lại các TP lớn làm việc, khi đó sự thông thương, đi lại sẽ càng khó khăn nếu giá vé máy bay tăng. Ngành du lịch, doanh nghiệp lữ hành cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu áp giá sàn này... Theo tôi, việc áp giá sàn là đi ngược lại quy luật thị trường. Giá cả thì cứ để thị trường điều tiết, không cần phải áp trần hay sàn gì cả”, BĐ Trúc Phương phân tích.
BĐ Chi Cuong nêu ý kiến: “Việc áp giá sàn máy bay sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi của toàn ngành hậu Covid-19. Một đề xuất hết sức lạ lùng!”.

Ai được hưởng lợi ?

Nhiều ý kiến thẳng thắn cho rằng nếu việc áp giá sàn vé máy bay được thông qua thì sẽ triệt tiêu tính cạnh tranh giữa các hãng bay và việc hưởng lợi chỉ có các công ty hoạt động kém hiệu quả. “Việc áp giá sàn sẽ không tạo được tính cạnh tranh, đi ngược lại quy luật thị trường. Cục Hàng không không nên can thiệp về giá vé, hãy để các hãng cạnh tranh lành mạnh với nhau. Hãng nào làm tốt thì trụ lại và phát triển, hãng nào không theo kịp thì bị đào thải”, BĐ Nguyễn Huy nêu.
Tương tự, BĐ Thúy Liễu viết: “Không cần phải áp giá sàn. Hãy để các hãng cạnh tranh nhau nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất. Hành khách sẽ biết chọn lựa bay hãng nào hợp lý nhất, phù hợp túi tiền nhất”.
“Nếu áp giá sàn vé máy bay thì người tiêu dùng phải chi thêm tiền để nuôi các hãng bay kinh doanh kém, hoạt động không hiệu quả. Sao lại có chuyện phi lý như vậy”, BĐ Đào Lê bức xức. “Một đề xuất vừa trái quy luật thị trường vừa thiếu tính nhân văn”, BĐ Tin Jus ngắn gọn.

Adblock test (Why?)


Tước quyền đi máy bay của hàng triệu người nếu áp sàn giá vé - Báo Thanh Niên
Read More

No comments:

Post a Comment

Chủ BOT Pháp Vân than khó vì không có 200, 500 đồng trả lại cho khách - Zing

Trước yêu cầu giảm thuế VAT trong giá vé dịch vụ đường bộ từ 1/2, một số doanh nghiệp dự án than khó vì thời gian chuẩn bị quá gấp và khó là...