Chiều 7-10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến thăm và làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhân dịp sắp đến ngày doanh nhân Việt Nam (13-10).
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận những đóng góp của VCCI và doanh nghiệp trong công cuộc chống COVID-19 và trong cả quá trình phát triển của đất nước.
Sau khi chào mừng, Chủ tịch Quốc hội thông tin: kỳ họp Quốc hội thứ 2 diễn ra từ 20-10 tới đây sẽ xem xét một số dự án luật quan trọng, trong đó có những luật liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.
“Chúng tôi rất muốn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Hội nghị Trung ương lần thứ 4 vừa kết thúc sáng nay, Chủ tịch Quốc hội thông báo Trung ương cũng yêu cầu đánh giá đầy đủ tác động của COVID đến xã hội, nhất là việc làm của công nhân, sinh kế của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội cũng biết các doanh nghiệp khi làm việc với Chính phủ cũng đã đề cập đến vấn đề này.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Trung ương 4 cũng yêu cầu xây dựng kế hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19. Diễn đàn kinh tế đầu tiên của Quốc hội cũng sẽ được tổ chức và tuần tới ông sẽ làm việc với Ủy ban Kinh tế, Tài chính – Ngân sách để bàn về các kế hoạch liên quan hỗ trợ doanh nghiệp.
“Hai lần tôi tuyên thệ (nhậm chức Chủ tịch Quốc hội – PV) tôi đều nhấn mạnh mọi quốc sách của Quốc hội đều đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm”, Chủ tịch Quốc hội nói và giải thích việc Chủ Quốc hội và VCCi làm việc với nhau là hoạt động tự thân, vì mục đích phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công trong phát biểu chào mừng và báo cáo đưa ra nhiều đề nghị. Trước hết, chủ động rà soát, sửa đổi bổ sung ngay những quy định pháp luật, chính sách về kinh doanh đang là rào cản, gây cản trở đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhất là các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp thực tiễn, chưa vì lợi ích chung của nền kinh tế… tại Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật hỗ trợ DNNVV, Luật NSNN, Luật PPP, Luật phá sản…
Chủ tịch VCCI đề nghị xem xét việc nâng trần nợ công quốc gia để tăng quy mô các gói hỗ trợ ứng phó COVID-19. Hiện nay các gói hỗ trợ của Nhà nước mới đạt khoảng 2,2% GDP là mức khá thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan là 15,6%,Malaysia 8,8%, Indonesia 5,4%, Philippines 3,6% GDP.
Theo ông Công, GDP ước tính năm 2020 của Việt Nam là gần 6,3 triệu tỉ đồng, các gói hỗ trợ có thể mở rộng đến 4% GDP, tương đương 250.000 tỷ đồng.
Các chính sách hỗ trợ hiện nay chủ yếu là gián tiếp thông qua giãn, hoãn, kéo dài thời gian thực hiện các nghĩa vụ thuế, khoản vay đối với doanh nghiệp.
“Với tình thế "sống còn", tình trạng "kiệt quệ" hiện nay của các doanh nghiệp, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét các chính sách trực tiếp với mức độ hỗ trợ mạnh hơn”, ông Công nói.
Các chính sách cụ thể có thể kể đến: bổ sung gói hỗ trợ cấp bù lãi suất; giảm thuế TNDN, thuế VAT, tiền thuê đất lên mức 50%; giảm mức nộp BHXH, BHYT, BHTN 50% trong các năm 2021, 2022.
Nghiên cứu, xem xét giảm mức thuế VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021, 2022. Xem xét giảm kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp ở mức 50% so với quy định hiện hành.
Chủ tịch VCCI đề nghị xem xét việc nâng trần nợ công quốc gia để tăng quy mô các gói hỗ trợ ứng phó COVID-19. Ảnh: CHÂN LUẬN
Ông Công cũng đề xuất cần đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai chương trình tổng thể về phục hồi kinh tế, có phân chia giai đoạn, phân chia nhóm đối tượng để có chính sách phù hợp, tránh cào bằng và cần có tham vấn rộng rãi ý kiến cộng đồng DN. Đặc biệt, cần có phương án ổn định và phục hồi lại thị trường lao động.
“Nhìn dòng người ồ ạt rút khỏi TP HCM và các trung tâm kinh tế phía Nam, có thể thấy cấu trúc lao động cũ đã bị phá vỡ; các doanh nghiệp sẽ đối mặt với thách thức to lớn về lao động trong giai đoạn 6 tháng tới.
Vì vậy cần có ngay các gói hỗ trợ doanh nghiệp thu hút và đào tạo lại lao động được thiết kế dễ tiếp cận, có quy mô và mức hỗ trợ phù hợp”, ông Công nói.
Nhìn dòng người rời khỏi TP.HCM, thấy cấu trúc lao động đã bị phá vỡ - Báo Pháp Luật TP.HCM
Read More
No comments:
Post a Comment