Ngày 2-11, bên lề Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Noel Kinder, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Nike.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Noel Kinder, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Nike - Ảnh: VGP
Tại buổi tiếp, ông Noel Kinder đã thông báo việc toàn bộ gần 200 nhà máy của Nike ở các địa phương bị đứt gãy do Covid-19 đã quay lại sản xuất. Thay mặt Tập đoàn Nike, ông Noel Kinder cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ hết sức kịp thời, phù hợp với tình hình phòng chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Tập đoàn cam kết sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Sáng ngày 2-11, tại Trung tâm Engine Works, Glasgow, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Pascal Soriot, Tổng Giám đốc điều hành công ty AstraZeneca và chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác (MOU) giữa AstraZeneca và Bộ Y tế Việt Nam và hợp đồng mua bán 25 triệu liều vắc-xin và sản phẩm dự phòng Covid-19 với VNVC.
Ông Pascal Soriot cho biết ngoài khoản đầu tư 220 triệu USD trong giai đoạn 2020-2024 đã cam kết trước đó, AstraZeneca sẽ đầu tư thêm 90 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm trong nước, trước mắt sẽ có 3 sản phẩm thuốc phòng chống các bệnh không lây nhiễm trong giai đoạn 2022-2030.
Tổng Giám đốc điều hành AstraZeneca cho biết đang xem xét hợp tác gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 cho Việt Nam, đặt các nhà máy sản xuất thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế tại Việt Nam. Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất dược phẩm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành y.
Cùng ngày 2-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện công bố Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu và tham dự sự kiện thông qua Tuyên bố Glasgow của các nhà Lãnh đạo về Rừng và sử dụng đất, được tổ chức nhân dịp COP26.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện công bố Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu - Ảnh: Hà Văn
Việc Việt Nam tham gia Cam kết nêu trên phù hợp với định hướng chiến lược phát triển bền vững của đất nước và xu thế chung của thế giới. Đồng thời, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Cam kết sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực, góp phần nâng tính cạnh tranh của nền kinh tế thông qua áp dụng công nghệ mới, ít phát thải metan nói riêng và phát thải khí nhà kính nói chung. Cho đến nay, có gần 80 nước tham gia Cam kết này.
Với việc thông qua Tuyên bố ngày 2-11, hơn 100 nhà Lãnh đạo cam kết ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030, góp phần đạt mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C, đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững, chuyển đổi công bằng ở khu vực nông thôn thông qua các hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh quốc gia.
Toàn bộ các nhà máy sản xuất trở lại, Nike cam kết mở rộng đầu tư tại Việt Nam - Người Lao Động
Read More
No comments:
Post a Comment