Rechercher dans ce blog

Friday, November 5, 2021

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, bài học về tuyên truyền và giám sát của quốc hội - BBC Tiếng Việt

Tuyến tàu đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã kéo dài quá lâu với nhiều lần lỡ hẹn khiến cho nhiều người dân rất chán và không còn háo hức chào đón, các khách mời từ Hà Nội nói với hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt hôm 04/11/2021.

Dự án được khởi công từ tháng 10/2011 và dự tính sẽ vận hành thương mại vào năm 2015. Tuy nhiên, phải đến ngày 29/10/2021, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước Việt Nam về công tác nghiệm thu công trình xây dựng mới chấp thuận kết quả nghiệm thu của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để đưa đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào khai thác.

Ngày 04/11, UBND TP Hà Nội thông báo tuyến đường sắt sẽ bắt đầu đón khách từ sáng 06/11, với 15 ngày đầu miễn phí đi tàu.

Không chỉ kéo dài thời gian thi công mà dự án cũng đã đội vốn rất nhiều, khoảng 205% theo tính toán của các chuyên gia, so với giá thầu ban đầu.

Tổng chi phí tới tháng 7/2021 cho công trình này đã đội vốn, lên tới 10 nghìn tỷ VND, tương đương 441 triệu USD, theo các báo Việt Nam vào thời điểm đó.

Hậu quả của dự án

Với kỷ lục về kéo dài thời gian thi công và đội vốn của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nghiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển tại Hà Nội nói với BBC:

"Người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung nếu người ta quan tâm đến dự án này người ta đều không thích, người ta không háo hức gì để mà chào đón cả."

Theo vị phó giáo sư, hiện có hơn 20 dự án đường sắt đô thị ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM. Như vậy, dự án Cát Linh - Hà Đông có thể dẫn tới lo lắng cho hơn 20 dự án khác. Ông Thọ bình luận:

"Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là một tiền lệ rất xấu, cho nên người ta rất lo lắng về tất cả các dự án khác.

"Đội vốn là một vấn đề thôi nhưng tranh cãi cái này anh phải trả hay cái kia anh phải trả, rồi rất nhiều vấn đề khác nữa thì tôi thấy là một tiền lệ rất xấu.

"Một chủ trương có vẻ hùng vỹ nhưng tôi thấy duy ý chí bởi vì tôi thấy khả năng của Việt Nam chưa làm được cái này.

"Đấy là những cái chúng ta cần nhấn mạnh thêm để mà không chỉ cho dự án Cát Linh - Hà Đông này vận hành mà nó còn vận hành thương mại cho cả hơn 20 dự án đường sắt đô thị của hai thành phố lớn.

"Bài học này tôi nghĩ là một trong những bài học đắt giá nhất của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đây cũng là chính sách thất bại và nó để lại hậu quả rất lớn không chỉ về vật chất mà cả kỹ thuật, chuyên môn và lòng tin của người dân."

Dự án liên tục kéo dài và đội vốn gây chán nản cho người dân

Nguồn hình ảnh, Hoang Phong

Cần tuyên truyền đúng

Đánh giá về tuyên truyền của nhà nước Việt Nam đối với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, PGS Phạm Quý Thọ cho rằng có những điểm chưa thực sự đúng. Ông phân tích:

"Vừa rồi nói tại sao Trung Quốc giúp. Đây không phải là giúp. Đây là dự án tiền của nhà nước nhưng thực ra là tiền thuế của dân. Người dân người ta đóng góp, đó là những người nông dân, đó là những người lao động khổ sở rất là nhiều năm mà đội vốn lên như thế thì những người có trách nhiệm phải suy nghĩ về điều này, phải có lương tâm về điều này không có thì đất nước không thể phát triển được.

"Đâu có hữu nghị gì nữa đâu. Dự án này hoàn toàn không phải hữu nghị. Tôi cho rằng tuyên truyền của chúng ta cần phải hiểu đúng đây là một dự án thương mại.

"Phải làm cho dư luận biết sự thật là gì chứ còn khi người ta đã hiểu sai người ta nói ngược lên thì đấy là sự thất bại của tuyên truyền. Tuyên truyền này có tính chất giả tạo, tôi hoàn toàn phản đối."

Đồng quan điểm, TSKH Nguyễn Quang A, tham gia chương trình hội luận từ Hà Nội cho rằng: "Đây (dự án) thực sự là vay thương mại chứ không phải ODA. Quan chức Việt Nam, người dân Việt Nam cũng nghĩ rằng đấy là sự giúp đỡ."

"ODA của Trung Quốc đặt ra rất nhiều điều kiện như phải mua hàng của nó, công nhân của nó, kỹ sư của nó và lúc ấy chúng ta há miệng mắc quai.

"Rất cần lưu ý‎ là không có chuyện hữu nghị, không có chuyện người ta giúp đỡ và đây rất có thể là chúng ta tự nguyện mắc vào bẫy nợ chưa biết chừng," ông Quang A chia sẻ quan điểm cá nhân của mình.

Vai trò giám sát của quốc hội

Hiến pháp Việt Nam quy định quốc hội (QH) là cơ quan lập pháp cao nhất và có quyền giám sát tối cao, tuy nhiên, theo quan sát cá nhân liên quan tới dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, PGS Phạm Quý Thọ đánh giá "QH đã không phát huy được các vai trò này".

"Nếu chúng ta có những chính sách tốt, có một tầm nhìn chính sách, xây dựng chính sách khả thi thì sẽ rất thuận tiện cho việc thực thi chính sách. Tuy nhiên, chúng ta quan niệm khác đi và QH có vẻ như người ta chưa phát huy được tính độc lập trong việc lập chính sách, làm chính sách cũng như việc giám sát thực thi chính sách", ông Thọ nói thêm.

Nhà phản biện chính sách công này cũng cho rằng QH VN những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực so với trước, "đã có những tranh luận". Tuy nhiên, ông cho rằng quốc hội vẫn còn nhiều hạn chế:

"Tính độc lập, tính phản biện, phản hồi chính sách của QH còn rất thiếu. Tính độc lập đấy là gì. Đấy là hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc thì tôi nghĩ những cái này cũng đều là trong hệ thống cả. Cho nên rất là khó và muốn có phản biện độc lập thì phải có chuyên môn, phải nâng cao năng lực của QH còn nếu không có thì cứ đưa ra dự án nào là QH đồng ‎ý thì rất là nguy hiểm."

Đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông

Nguồn hình ảnh, Getty Images

"Trước kia chúng ta có thể trông chờ vào những dự án mang tính chất chính trị để quảng bá về một chế độ xã hội tốt đẹp, về những giá trị của nó. Nhưng mà sau khi chúng ta chuyển sang kinh tế thì trường thì phần lớn những nước kể cả TQ, Nga người ta cũng đều tính đến hiệu quả kinh tế cả. Cho nên, tôi nghĩ rằng QH phải lưu ý vấn đề là các dự án mang tính chất thương mại thì phải rà soát rất chặt chẽ, phải có phản biện lấy ý kiến chuyên gia cũng như phải có kế hoạch giám sát rất chặt chẽ không có thì đội vốn như thế này phải có tội với dân. Nếu QH làm không tốt cái này là có tội."

"Khi có quyền giám sát tối cao của QH thì QH phải rõ ràng ra phải chỉ được ra ai phải chịu trách nhiệm. Phải có cơ chế giải trình trách nhiệm và chịu trách nhiệm, công khai minh bạch giải trình trách nhiệm. Nếu không có cơ chế này thì rồi chúng ta thấy lại hàng tỷ đô la nữa bị lãng phí rồi lại đánh bùn sang ao không có ai chịu trách nhiệm thì rất là nguy, không có ai chịu trách nhiệm tiền của. Đây tôi nói không phải tiền của nhà nước mà bây giờ do tiền thuế của dân hết."

"Tôi cũng đề nghị quốc hội cần nâng cao vai trò của quốc hội lên, đặc biệt là năng lực của đại biểu quốc hội cũng phải được nâng lên để mà tránh những rủi ro, tổn thất cho đất nước và người dân."

Từ Warsaw, Ba Lan, bà Mạc Việt Hồng - tổng biên tập báo Đàn Chim Việt Online, cho rằng việc để cho QH giám sát các dự án kinh tế ở Việt Nam là chưa đủ. Vì theo bà:

"Theo tôi, nên thuê những cơ quan kiểm toán nước ngoài để kiểm toán lại các dự án."

Xem thêm:

Adblock test (Why?)


Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, bài học về tuyên truyền và giám sát của quốc hội - BBC Tiếng Việt
Read More

No comments:

Post a Comment

Chủ BOT Pháp Vân than khó vì không có 200, 500 đồng trả lại cho khách - Zing

Trước yêu cầu giảm thuế VAT trong giá vé dịch vụ đường bộ từ 1/2, một số doanh nghiệp dự án than khó vì thời gian chuẩn bị quá gấp và khó là...